(CĐ 14) – Phần 7.1: Nền ngoại giao “vung tiền
mua chuộc” của Trung Quốc
DEATH
BY CHINA – CHẾT DƯỚI TAY TRUNG QUỐC
“Việc
của người biết suy nghĩ là không đứng cùng phía với đao phủ.”
Albert Camus
Albert Camus
PHẦN 7.1: NỀN NGOẠI GIAO “VUNG TIỀN MUA CHUỘC” CỦA TRUNG QUỐC
“Khi chúng ta trở về với thực tại,
chúng ta thấy rằng Trung Quốc giống như đang xâm lược vào Lục địa Phi Châu” –
Ngoại trưởng Lybia – Musa Kusa.
Hiện tại, chính sách thuộc địa hóa
dùng cây gậy và củ cà rốt của Trung Quốc đang áp dụng đối với mọi nơi trên toàn
cầu. Thế chấp gán nợ về dầu hỏa của Angola đối với Trung Quốc đã hơn 10 tỉ đô
la và vẫn còn đang tiếp diễn. Cộng hòa dân chủ Công-gô vướng vào một trao đổi
hạ tầng với Trung quốc lấy mỏ đồng trị giá hàng tỉ đô la đầy thiệt hại. Ghana
thì trao đổi hạt ca cao trong khi Nigeria thì bán khí đốt tự nhiên cho Trung
Quốc và Sudan gia tăng trang bị quân sự qua việc thanh toán phí tổn và gánh nợ
bằng dầu hỏa. Không quốc gia nào trong số các quốc gia kể trên nhận được kết
cục tốt đẹp trong bất cứ các thương vụ nào.
Trong khi đó, tại Peru, một quốc gia
ở Mỹ Châu, Trung Quốc hiện đang sở hữu toàn bộ một quả núi có chứa quặng mỏ
đồng; và trong thương vụ mua núi Toromacho, các nhà thực dân kiểu mới ở Bắc
Kinh đã sử dụng một triết lý phổ biến nhất của người Mỹ là “Đừng bao giờ cho
đối phương dù là một phút lơi lỏng”. Thực tế cho thấy, thương vụ hời cho Trung
Quốc về mỏ đồng đã mang lại cho họ khoảng tài sản mỏ đồng tương đương 3 tỉ USD
mà có lãi hơn 2000% (20 lần) riêng cho việc đầu tư này. Điều đó cũng có nghĩa
là nạn đói kém, bệnh dịch, lạc hậu và các tại nạn liên quan đến hầm mỏ và tàn
phá môi trường trên thực tế sẽ tiếp tục diễn ra cho người dân trong vùng núi
Peru này.
Tệ hại cũng không kém là vụ việc dễ
dàng thấy, liên quan đến nhà độc tài đang chạy trốn Robert Mugabe của Zimbabwe,
nhà chuyên chế độc tài già nua và run rẩy này, người đang vận hành đất nước
giàu tài nguyên và thiếu trầm trọng việc làm, đã gán hơn 40 tỉ đô la trữ lượng
kim loại quý Platium của Zimbabwe để nhận lấy chỉ khoảng 5 tỉ USD. Sau đó, ông
ta dùng tiền này để xây các cung điện mới, để mua trực thăng chiến đấu, các
chiến đấu cơ, súng tiểu liên ám sát và cả giày ống sản xuất tại Trung Quốc trên
nổi thống khổ của người dân xứ sở Zimbabwe này. Chỉ duy có Trung Quốc mới có
thể so sánh và làm cho Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc Apartheid và thời kỳ khốn
khó Apartheid mới trông còn dễ chịu hơn!
“Sẽ ra sao nữa, rồi sao nào?”, bạn sẽ hỏi.
Trung Quốc không chỉ nhắm vào các nguồn tài nguyên này như Mỹ, Châu Âu và Nhật
đã từng ư? Và tại sao công dân Mỹ phải quan tâm nếu Trung Quốc chỉ xé xác vài
quốc gia với các nhà độc tài tham nhũng ở Phi Châu hoặc vài nhà nước chịu ảnh
hưởng đói nghèo vùng Nam Mỹ? Nếu như các địa ngục trần gian là các quốc gia
trong thế giới thứ 3 mà các nhà lãnh đạo tại đây lại quá tham lam và ngu dốt
thì cứ việc để họ phải chịu sự tra tấn của Trung Quốc vậy. Điều gì khả dĩ có
thể ảnh hưởng đến đời sống của nhân viên tại các công ty và nhà máy sản xuất đá
graphite tại Bensenville, Illinois, hay thủy tinh nhuộm màu tại Kokomo,
Indiana, hoặc đồ nội thất gỗ tại Asheboro, North Carolina? Và làm thế nào vài
chính sách thuộc địa hóa kiểu Trung Quốc lại có thể ảnh hưởng đến triển vọng
công ăn việc làm của một chàng trai trẻ vừa tốt nghiệp đại học ngành hóa trường
Cal-Berkeley hay một phụ nữ trẻ có bằng kỹ sư vừa rời trường George Tech? Vậy
thì ít nhất nên có một câu trả lời về việc này.
Bằng cách thiết lập mối quan hệ
thuộc địa xuyên qua các châu lục như Châu Phi, Châu Á, và cả sân sau của nước
Mỹ là Châu Mỹ La Tinh, Trung Quốc đang ngày càng nắm giữ nhiều nguồn tài nguyên
thiên nhiên của thế giới bên cạnh các tài nguyên hiện có của thị trường toàn
cầu và tất cả đều trong tầm ngắm của họ. Chiến lược khóa chặt và sở hữu “thuộc địa
hóa” các nguồn tài nguyên thiên nhiên khiến cho Trung Quốc có thể sử dụng các
tài nguyên này khi cần với chi phí rẻ nhất và do vậy họ dễ dàng có lợi thế về
giá thành cạnh tranh với Mỹ và phần còn lại của thế giới.
Trong thực tế, để thấy rõ điều Trung
Quốc đang làm và để hiểu thêm chính sách muốn khóa chặt và thôn tính nguồn tài
nguyên thì không gì rõ ràng hơn việc quan sát cách ngụy trang thô thiển bằng
việc cấm vận sử dụng tài nguyên đối với các nước trong phần còn lại của thế
giới. Ví dụ, các nhà sản xuất Trung Quốc có thể khóa chặt việc sử dụng bauxite
từ Brazil, Equatorial Guinea, và Malawi; Đồng từ Congo, Kazakhstan, và Namibia;
quặng sắt từ Liberia và Somalia; mangan từ Burkina Faso, Cambodia, và Gabon;
nickel từ Cuba và Tanzania; và kẽm Algeria, Kenya,Nigeria, và Zambia, và do vậy
chắc chắn ảnh hưởng ít nhiều đến hoạt động của các nhà máy tại Cincinnati,
Memphis và Pittsburgh hoặc Munich và Yokohama hay Seoul.
Chính sách cấm vận trên thực tế của
Trung Quốc đã tạo điều kiện thuận lợi cho họ hàng tỉ tấn tài nguyên tự nhiên và
là lý do tại sao các nhà máy sản xuất xe ô tô trong tương lai sẽ tập trung ở
Lan Châu, Vũ Hán thay thế cho Detroit và Huntsville; Đó là lý do tại sao, các
loại máy bay của tương lai sẽ được chế tạo tại Binzhou và Shenyang, Trung Quốc
thay cho Seattle and Wichita, Mỹ; các thế hệ vi mạch máy tính, vi xử lý thế hệ
mới sẽ được chế tạo tại Đại Liên và Thiên Tân thay thế cho Silicon Valley; Các
nhà máy cán thép trong thế kỷ 21 sẽ đặt tại Tangshan và Vũ Hán thay cho
Birmingham, Alabama và Granite City, Illinois.
Đây không phải là cách thức thị
trường tự do vận hành, cũng không phải các quan hệ hợp tác quốc tế thông dụng
thường có. Không phải một quá trình lâu dài. Tất cả chúng ta nên nhận thức rõ
một sự xúc phạm đối với tất cả với cách làm này. Tuy nhiên, tại các bàn tròn
chính trị tại Berlin, Tokyo, và Washington, một thái độ dường như không hơn
nhân vật Rhett Butler trong tác phẩm Cuốn theo chiều gió: “ Ồ bạn thân mến, tôi
không làm gì nguy hại cả”.
Con Rồng “bị quá tải dân số” chạy
quá nhanh qua Lục địa đen
“Bất cứ điều gì họ nói, có một sự
thật là người Trung Quốc đến Châu Phi không chỉ với các kỹ sư và nhà khoa học.
Họ đang đến với cả các nông dân. Đó là chủ nghĩa thực dân mới. Không có chỗ cho
đạo đức và giá trị nào”- Nghị sĩ Ai Cập – Mustafa al-Gindi
Thậm chí là khi Trung Quốc phát triển một cách bùng nổ, các quốc gia sản xuất khác sẽ gặp khó khăn và đi đến phá sản, sự nảy mầm Trung Quốc trong chính các quốc gia thuộc địa mới này, từ Angola tới Zimbabwe, họ duy trì khai khoáng trong sự đói nghèo, đau khổ và các cuộc chiến tranh dân sự đẫm máu thường xuyên. Dù rằng có một thực tế là các quốc gia này đang có một địa vị cao khi đang nắm giữ các tài nguyên thiên nhiên đáng giá nhất của trái đất.
Thậm chí là khi Trung Quốc phát triển một cách bùng nổ, các quốc gia sản xuất khác sẽ gặp khó khăn và đi đến phá sản, sự nảy mầm Trung Quốc trong chính các quốc gia thuộc địa mới này, từ Angola tới Zimbabwe, họ duy trì khai khoáng trong sự đói nghèo, đau khổ và các cuộc chiến tranh dân sự đẫm máu thường xuyên. Dù rằng có một thực tế là các quốc gia này đang có một địa vị cao khi đang nắm giữ các tài nguyên thiên nhiên đáng giá nhất của trái đất.
Sự đói nghèo đang diễn ra và các
xung đột dân sự là một hệ quả trực tiếp nhất của phần trừng phạt bằng cây roi
hay cây gậy của chính sách ngoại giao “dùng tiền mua chuộc” với “cây gậy và củ
cà rốt”.Chính sách trừng phạt diễn ra như thế nào: vào giai đoạn đầu của chính
sách quan hệ thuộc địa mới, “củ cà rốt” của Trung Quốc được đưa ra với nhiều
hứa hẹn rằng nguồn tiền vay của Trung Quốc sẽ giúp xây dựng hạ tầng cơ sở cho
quốc gia bản địa và sẽ có lợi cho số đông dân chúng địa phương bằng cách tạo ra
hàng ngàn việc làm mới và sự tăng thu nhập cho người dân. Tuy nhiên, “cây gậy”
được đưa ra khi Trung Quốc hoàn toàn xuất khẩu một đội quân triệu người để
giành lấy việc xây dựng hạ tầng này.
Thay cho việc thuê các nhân công địa
phương của các ngành về kiến trúc, kỹ sư, công nhân xây dựng, và các công ty
vận tải, một “cây gậy” Trung Quốc được sử dụng tối đa tạo điều kiện cho các lao
động Trung Quốc tới các thuộc địa mới, sử dụng các điều khoản có lợi nhất cho
Trung Quốc đã được ký trong các hợp đồng hợp tác dạng này.
Đây là tình huống bị thuộc địa hóa đáng buồn và đáng tiếc nhất của mảnh đất Sudan mà các tác giả cuốn sách “China Safari” viết:
Đây là tình huống bị thuộc địa hóa đáng buồn và đáng tiếc nhất của mảnh đất Sudan mà các tác giả cuốn sách “China Safari” viết:
Nơi đây người Trung Quốc khoan dầu
và bơm nó vào các đường ống của Trung Quốc, được bảo vệ bởi một người Trung
Quốc mạnh bạo đang trên đường tới một bến cảng cũng được xây dựng bởi người
Trung Quốc, nơi mà dầu sẽ được bơm lên những bồn chứa lớn để chở về Trung Quốc.
Những người lao động Trung Quốc xây dựng đường xá, cầu cống và những đập chứa
nước khổng lồ và làm biến mất quyền sở hữu các mảnh đất nhỏ của hàng chục ngàn
nông dân địa phương; Người Trung Quốc phát triển trồng trọt lương thực cho
chính họ, đáp ứng nhu cầu ăn uống của chính họ với rau cũng của Trung Quốc và
nguyên liệu nhập khẩu cũng từ Trung Quốc; Người Trung Quốc vũ trang cho một
chính phủ phạm tội ác chống lại nhân loại; và Người Trung Quốc bảo vệ chính phủ
đó và liên kết chặt chẽ với nó trong Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc.
Và đây là bí mật nhỏ với một vết nhơ
lớn nhất về tham vọng thực dân mới của Trung Quốc. Trong khi đang thâu tóm các
nguồn tài nguyên thiên nhiên và thao túng các thị trường mới là các mục tiêu
chiến lược chủ yếu, các nhà hoạch định trung ương Bắc Kinh cũng muốn xuất khẩu
có hệ thống hàng triệu công dân Trung Quốc vào các “nhà nước vệ tinh” tại Phi
Châu và Mỹ La Tinh để giảm thiểu áp lực tăng dân số quá mức ở Đại Lục. Trong
cuốn “China Safari”, một nhà khoa học Trung Quốc mô tả chiến lược di dời dân số
này như sau: chúng ta có 600 con sông ở Trung Quốc, 400 trong số này đã bị chết
bởi ô nhiễm… chúng ta sẽ phải gửi ít nhất 300 triệu người tới Phi Châu trước
khi chúng ta bắt đầu chứng kiến kết cục các vấn đề nghiêm trọng của chúng ta.
Và đây chỉ là một trường hợp nhỏ tại
nơi mà có thể giải thích hiện tượng nhập cư mà Trung Quốc đang áp đặt lên Lục
Địa Đen: khi Namibia bị phá sản với hàng tỉ USD nợ vay của Trung Quốc, các con
cá mập chủ nợ ở Bắc Kinh đã đòi nợ bằng cách thương lượng một sự chấp thuận cho
hàng ngàn gia đình Trung Quốc tới Namibia. Thực tế, bí mật thương vụ này chỉ
được phơi bày qua Wikileaks; và có lẽ không cần nói gì thêm, khi các tin tức
được tiết lộ, nó đã gây phẫn nộ dữ dội của người dân nước này.
Bạn có thể cũng đã rất phẫn uất rồi,
nếu các đôi giày nhập cư đang bước trên đất Mỹ. Chỉ cần nghĩ về điều đó thôi:
nếu một ít tỉ đô la tiền nợ của Trung Quốc cho phép họ quyền được gửi hàng ngàn
người tới Namibia, bao nhiêu trăm ngàn người nhập cư bạn có thể hình dung Bắc
Kinh muốn chính phủ Mỹ phải chấp nhận để đổi lấy một khoảng nợ hai ngàn tỉ đô
la của Trung Quốc? Nhưng mà nè, cũng vẫn còn có rất nhiều đất trống ở Montana
và Wyoming đó !
Đối với phạm vi giới hạn của một
chiến lược đang gây sửng sốt, chiến lược đồng hóa chủng tộc hay Trung Quốc hóa
Châu Phi đen, nhà báo nổi tiếng với nhiều giải thưởng Andrew Malone mô tả sự
phát triển rất hung hãn này:
với một nhóm nhỏ ban đầu, một cộng đồng
Trung Quốc 750 ngàn người gây ngạc nhiên, đã và đang sinh sống tại châu Phi hơn
một thập kỷ qua. Những người khác đang trên đường tới. Chiến lược thôn tính này
đã được hoạch định cẩn thận bởi các quan chức tại Bắc Kinh, nơi một chuyên gia
đã ước lượng rằng Trung quốc sẽ cần gửi 300 triệu người tới Phi Châu để giải
quyết các vấn đề dân số quá mức và ô nhiễm môi trường.
Các kế hoạch đang vào guồng. Xuyên
qua Phi Châu, cờ đỏ Trung Quốc đang tung bay phấp phới. Các thương vụ sinh lời
hấp dẫn đang được mang ra chiêu dụ, đánh đổi để mua bán hàng hóa với Trung Quốc
– dầu hỏa, bạch kim, vàng, và khoáng chất. Các đại sứ quán và các đường bay
đang mở thêm ra. Các tầng lớp ưu tú của Trung Quốc có thể được nhìn thấy khắp
mọi nơi, đang dạo chơi mua sắm tại các cửa hàng sang trọng đắt tiền của chính
họ, đang lái những chiếc siêu xe Mercedes và BMW, đang gửi những đứa trẻ con họ
tới các trường tư thục độc quyền dành riêng cho họ… băng qua lục địa vĩ đại
này, sự hiện diện của người Trung Quốc đang phình to như một cơn lũ … các khu
phức hợp kín cổng cao tường và độc quyền, chỉ phục vụ riêng thức ăn Tàu, và là
nơi người da đen không được phép đến, đang được xây dựng trên khắp châu lục.
“Quần áo kiểu Phi Châu” được bán tại các chợ trong khắp châu lục hiện nay chủ
yếu được nhập khẩu, mặt sau luôn ghi lời nguyền “ Made in China”.
Từ những câu chuyện về tổn thất của
Malone, bạn có thể tự suy xét và soi sáng thêm rằng đó không chỉ là các nhóm
công nhân xây dựng được Trung Quốc xuất khẩu sang Phi Châu, Á Châu, Mỹ La Tinh.
Trung Quốc còn mang sang cả nông dân, thương gia, và thậm chí cả gái điếm.
Để đặt chiếc máy xúc đất kiểu Trung
Quốc đúng chỗ, giả sử chính quyền Mỹ bỏ qua hai bang Iowa và Nebraska, tịch thu
hàng triệu hécta đất hoa màu chủ yếu, chuyển nó qua cho Trung Quốc, và bảo với
người nông dân địa phương đi chỗ khác chơi, và chia tách phân biệt chủng tộc giữa
những người hàng xóm, và họ thôn tính luôn các nhà xưởng, công sở của Mỹ. Chỉ
thử hình dung mức độ giận dữ của người Mỹ xem? À, đó chính là điều thực sự đang
diễn ra tại Phi Châu, nơi mà hàng triệu người nông dân Trung Quốc đã có mặt.
Những người nhập cư Trung Quốc này đang canh tác đất của người châu Phi để sản
xuất thực phẩm và xuất khẩu ngược về Trung Quốc đại lục một cách độc quyền cho
các bàn ăn của người Trung Quốc – thậm chí cả khi nạn đói nghèo của người dân
Phi Châu đang hoành hành xung quanh họ.
Đây chỉ là một vị đắng nhỏ trong
thương vụ thôn tính đất đai Sino-African: theo tờ báo The Economist , Trung
Quốc đã thâu tóm hơn 7 triệu hécta các cánh đồng dầu cọ chủ yếu của Công Gô và
phục vụ cho nhiên liệu sinh học. Tại Zambia, các cánh đồng của Trung Quốc đã
sẳn sàng cung ứng một phần tư số trứng được bán tại Thủ đô Lusaka. Còn tại
Zimabbwe, theo tờ Weekly Standard, thể chế Mugabe đã đi xa hơn khi cho phép các
công ty nhà nước Trung Quốc được tự do sở hữu các nông trại của người da trắng
trước đây. Trớ trêu thay, con Ngựa Gỗ thành Troy mang tên “Những nông trại hữu
nghị” đã được sử dụng tại các quốc gia từ Gabon, Ghana, và Guinea tới Mali,
Mauritania,và Tanzania để khóa chặt các vùng đất lớn nhỏ và được đặt dưới sự
giám sát và che chở của những chiếc Ra đa theo dõi về chính trị một cách kỹ
lưỡng.
(Còn tiếp, mời bạn theo dõi tiếp kỳ
tới)
Đăng nhận xét