HỘI NGHỊ
BÌNH THAN ( nguồn từ Đại Việt sử ký
toàn thư, bản kỷ toàn thư quyển 5)
Hội nghị Bình
Than là một hội nghị quân sự do vua Trần Nhân Tông triệu tập vào năm 1282 để
bàn phương hướng kháng chiến khi quân Nguyên Mông sang *** Việt HỘI NGHỊ
DIÊN HỒNG Nam lần thứ hai.
Hội nghị Bình Than được tổ chức vào tháng 10 năm 1282 ở làng Bình Than, tổng Vạn Ti, vùng đất ngày nay là Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. Nơi họp có tính cách bí mật vì cần tránh tai mắt của bọn gián điệp đối phương. Vào thời Trần, con sông Thương cũng có tên là Bình Than. Vua ngự ra Bình Than đóng ở vũng Trần Xá họp vương hầu và trăm quan, bàn kế sách công thủ và chia nhau đóng giữ những nơi hiểm yếu.
Lấy Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư làm Phó đô tướng quân.
Lần trước, quân Nguyên vào cướp, Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư nhân sơ hở đánh úp quân giặc. Thượng hoàng khen ông có trí lược, lập làm Thiên tử nghĩa nam. Sau đó, đánh người Man ở vùng núi, thắng lớn, được phong làm Phiêu Kỵ đại tướng quân. Chức Phiêu Kỵ tướng quân nếu không phải là hoàng tử thì không được phong. Vì Khánh Dư là Thiên tử nghĩa nam cho nên mới có lệnh đó. Rồi từ trật hầu thăng mãi đến tử phục thượng vị hầu, quyền chức phán thủ. Sau Khánh Dư thông ********* với công chúa Thiên Thuỵ.
Bấy giờ Hưng Vũ Vương Nghiễn vì là con trai Quốc Tuấn, được lấy công chúa Thiên Thuỵ, lại công đánh giặc. Vua sợ phật ý Quốc Tuấn, mới sai người đánh chết Khánh Dư ở Hồ Tây, nhưng lai dặn chớ đánh đau quá, để không đến nỗi chết. Ít lâu sau xuống chiếu đoạt hết quan tước, quân tịch thu tài sản không để lại cho một chút gì. Châu Chí Linh vốn là của riêng của Thượng tướng Trần Phó Duyệt, nên Khánh Dư mới giữ lại được. Khánh Dư lui về ở Chí Linh, cùng bọn hèn hạ làm nghề bán than.
Lúc đó, thuyền vua đỗ ở bến Bình Than, nước triều rút, gió thổi mạnh, có chiếc thuyền lớn chở than củi, người lái thuyền đội nón lá, mặc áo ngắn. Vua chỉ và bảo quan thị thần:
"Người kia chẳng phải là Nhân Huệ Vương đó sao?".
Lập tức sai người chèo thuyền nhỏ đuổi theo. Đến cửa Đại Than thì kịp. Quân hiệu gọi:
"Ông lái ơi, có lệnh vua triệu".
Khánh Dư trả lời: "Lão là người buôn bán, có việc gì mà phải triệu".
Quân hiệu trở về tâu thực như thế. Vua bảo:
"Đúng là Nhân Huệ đấy, ta biết người thường tất không dám nói thế".
Vua lại sai nội thị đi gọi. Khánh Dư mặc áo ngắn, đội nón lá [đến gặp vua]. Vua nói:
"Nam nhi mà đến nỗi này thì thực là cùng cực rồi", bèn xuống chiếu tha tội cho ông. Khánh Dư lên thuyền lạy tạ. Vua ban cho áo ngự, cho ngồi các hàng dưới các vương, trên các công hầu, cùng bàn việc nước, nhiều điều hợp ý vua.
Đến đây, tháng 10, lại cho Khánh Dư làm Phó tướng quân. Nhưng rốt cuộc Khánh Dư cũng không sửa đổi được những lỗi lầm cũ.
Lại khi ấy, vua thấy Hoài Văn Hầu Quốc Toản, Hoài Nhân Vương Kiện đều còn trẻ tuổi, không cho dự bàn. Quốc Toản trong lòng hổ thẹn, phẫn kích, tay cầm quả cam, bóp nát lúc nào không biết. Sau đó [Quốc Toản] lui về, huy động hơn nghìn gia nô và thân thuộc, sắm vũ khí, đóng chiến thuyền, viết lên cờ 6 chữ: "Phá cường địch, báo hoàng ân" (phá giặc mạnh, báo ơn vua). Sau này, khi đối trận với giặc, tự mình xông lên trước quân sĩ, giặc trông thấy phải lui tránh, không giám đối địch. Đến khi mất, vua rất thương tiếc, thân làm văn tế, lại gia phong tước vương.
Lấy Thái úy Quang khải làm Thượng tướng thái sư, Đinh Củng Viên làm Hàn lâm viện học sĩ phụng chỉ
Hội nghị Bình Than được tổ chức vào tháng 10 năm 1282 ở làng Bình Than, tổng Vạn Ti, vùng đất ngày nay là Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. Nơi họp có tính cách bí mật vì cần tránh tai mắt của bọn gián điệp đối phương. Vào thời Trần, con sông Thương cũng có tên là Bình Than. Vua ngự ra Bình Than đóng ở vũng Trần Xá họp vương hầu và trăm quan, bàn kế sách công thủ và chia nhau đóng giữ những nơi hiểm yếu.
Lấy Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư làm Phó đô tướng quân.
Lần trước, quân Nguyên vào cướp, Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư nhân sơ hở đánh úp quân giặc. Thượng hoàng khen ông có trí lược, lập làm Thiên tử nghĩa nam. Sau đó, đánh người Man ở vùng núi, thắng lớn, được phong làm Phiêu Kỵ đại tướng quân. Chức Phiêu Kỵ tướng quân nếu không phải là hoàng tử thì không được phong. Vì Khánh Dư là Thiên tử nghĩa nam cho nên mới có lệnh đó. Rồi từ trật hầu thăng mãi đến tử phục thượng vị hầu, quyền chức phán thủ. Sau Khánh Dư thông ********* với công chúa Thiên Thuỵ.
Bấy giờ Hưng Vũ Vương Nghiễn vì là con trai Quốc Tuấn, được lấy công chúa Thiên Thuỵ, lại công đánh giặc. Vua sợ phật ý Quốc Tuấn, mới sai người đánh chết Khánh Dư ở Hồ Tây, nhưng lai dặn chớ đánh đau quá, để không đến nỗi chết. Ít lâu sau xuống chiếu đoạt hết quan tước, quân tịch thu tài sản không để lại cho một chút gì. Châu Chí Linh vốn là của riêng của Thượng tướng Trần Phó Duyệt, nên Khánh Dư mới giữ lại được. Khánh Dư lui về ở Chí Linh, cùng bọn hèn hạ làm nghề bán than.
Lúc đó, thuyền vua đỗ ở bến Bình Than, nước triều rút, gió thổi mạnh, có chiếc thuyền lớn chở than củi, người lái thuyền đội nón lá, mặc áo ngắn. Vua chỉ và bảo quan thị thần:
"Người kia chẳng phải là Nhân Huệ Vương đó sao?".
Lập tức sai người chèo thuyền nhỏ đuổi theo. Đến cửa Đại Than thì kịp. Quân hiệu gọi:
"Ông lái ơi, có lệnh vua triệu".
Khánh Dư trả lời: "Lão là người buôn bán, có việc gì mà phải triệu".
Quân hiệu trở về tâu thực như thế. Vua bảo:
"Đúng là Nhân Huệ đấy, ta biết người thường tất không dám nói thế".
Vua lại sai nội thị đi gọi. Khánh Dư mặc áo ngắn, đội nón lá [đến gặp vua]. Vua nói:
"Nam nhi mà đến nỗi này thì thực là cùng cực rồi", bèn xuống chiếu tha tội cho ông. Khánh Dư lên thuyền lạy tạ. Vua ban cho áo ngự, cho ngồi các hàng dưới các vương, trên các công hầu, cùng bàn việc nước, nhiều điều hợp ý vua.
Đến đây, tháng 10, lại cho Khánh Dư làm Phó tướng quân. Nhưng rốt cuộc Khánh Dư cũng không sửa đổi được những lỗi lầm cũ.
Lại khi ấy, vua thấy Hoài Văn Hầu Quốc Toản, Hoài Nhân Vương Kiện đều còn trẻ tuổi, không cho dự bàn. Quốc Toản trong lòng hổ thẹn, phẫn kích, tay cầm quả cam, bóp nát lúc nào không biết. Sau đó [Quốc Toản] lui về, huy động hơn nghìn gia nô và thân thuộc, sắm vũ khí, đóng chiến thuyền, viết lên cờ 6 chữ: "Phá cường địch, báo hoàng ân" (phá giặc mạnh, báo ơn vua). Sau này, khi đối trận với giặc, tự mình xông lên trước quân sĩ, giặc trông thấy phải lui tránh, không giám đối địch. Đến khi mất, vua rất thương tiếc, thân làm văn tế, lại gia phong tước vương.
Lấy Thái úy Quang khải làm Thượng tướng thái sư, Đinh Củng Viên làm Hàn lâm viện học sĩ phụng chỉ
HỘI NGHỊ DIÊN HỒNG
Hội nghị Diên Hồng do Thượng hoàng Trần Thánh Tông triệu họp các phụ lão trong cả nước để trưng cầu dân ý, hỏi về chủ trương hòa hay chiến khi quân Nguyên Mông sang xâm lược Việt Nam lần thứ 2.
Hội nghị này được tổ chức trước thềm điện Diên Hồng vào tháng chạp năm Giáp Thân 1284. Khác với hội nghị Bình Than trước đó, hội nghị Diên Hồng không bàn đến chiến lược, chiến thuật quân sự mà chỉ bàn: nên đánh hay nên hoà.
Hội
nghị Diên Hồng được xem như hội nghị dân chủ đầu tiên trong lịch sử Việt Nam. Các phụ
lão có thể coi là những đại biểu của dân. Sau hội nghị, chính các phụ lão là
những người truyền đạt lại chủ trương của chính quyền đến người dân.
Nhà
sử học Ngô Sĩ Liên viết trong Đại Việt sử ký toàn thư, bản kỷ toàn thư quyển 5:
“Giặc
Hồ vào cướp nước là nạn lớn nhất của đất nước. Hai vua hiệp mưu, bầy tôi họp
bàn há lại không có kế sách gì chống giặc mà phải đợi đến ban yến hỏi kế ở các
phụ lão hay sao? Là vì Thánh Tông muốn làm thế để xét lòng thành ủng hộ của dân
chúng, để dân chúng nghe theo lời dụ hỏi mà cảm kích hăng hái lên thôi. Đó là
giữ được cái nghĩa người xưa nuôi người già để xin lời hay vậy.”
Tại
Hội nghị sau khi trình bày về lực lượng của ta và thế mạnh của quân địch,
nhà Vua hỏi các bô lão rằng nên HÒA hay ĐÁNH, lập tức tất cả các bô lão cùng
giơ tay lên hô ĐÁNH.
Với
sự đoàn kết dân tộc vua tôi một lòng mà quân ta đã đánh tan 50 vạn quân Mông
Nguyên từ phía bắc tiến xuống do Thoát Hoan chỉ huy, 20 vạn quân Mông Nguyên từ
biển phía nam tiến vào do Ô Mã Nhi chỉ huy. Hoàng tử nhà Nguyên trấn nam vương
Thoát Hoan phải chui vào ống đồng chạy về nước.
+ nhận xét + 4 nhận xét
Việt Nam ngày nay cần phải có cuộc hội nghị Bình Than và Diên Hồng để đối phó với mộng bành trường Trung Quốc như thời nhà Trần phong kiến ?
toi thi thay con bo bi beo
chưa thể kết luận khiên cưỡng là hội nghị Bình Than tổ chưc sở Bắc Ninh vì không đúng theo các nguồn tài liệu chính sử đã viết
Đăng nhận xét