Cuộc kháng chiến chống Mãn Thanh (1788-1789)
- Bằng một chiến dịch tấn công chớp nhoáng, đặc biệt cuộc tổng công kích
vào Ngọc Hồi, Đống Đa, quân Tây Sơn với thiên tài quân sự của vị thống lĩnh
Nguyễn Huệ, lại được nhân dân ủng hộ, phối hợp đã tiêu diệt đạo quân xâm lược
gần 30 vạn tên cùng đám nguỵ quân. Đây là một chiến công hiển hách vào bậc nhất
trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta.
|
Trước sức mạnh như vũ bão của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn, bọn phong kiến
thống trị hoàn toàn sụp đổ. Tuy nhiên sự phản ứng giai cấp của chúng càng điên
cuồng. Ở phía Bắc, Lê Chiêu Thống đã không còn xứng đáng là một vị vua của
triều Lê, quỳ gối bán nước cho phong kiến nước ngoài. Lê Chiêu Thống cho người
sang cầu cứu nhà Mãn Thanh.
Mãn Thanh vốn là một tộc người ở phía Bắc Trung Quốc. Nhân nhà Minh sụp đổ
đã tràn xuống chiếm Trung Quốc lập nên một triều đình thống trị ngoại tộc. Dưới
triều Càn Long, nhà Thanh đạt đến độ cường thịnh nhất. Sẵn ý đồ bành trướng,
nhân được Lê Chiêu Thống, cầu viện, Càn Long chớp lấy cơ hội đưa quân sang xâm
lược Đại Việt.
|
Tháng 11/1788, gần 30 vạn quân Thanh do Tôn Sĩ Nghị thống lĩnh chia
làm 4 đạo tiến vào nước ta. Đạo chủ lực do Tôn Sĩ Nghị trực tiếp chỉ huy
tiến qua đường Lạng Sơn. Đạo thứ hai do Sầm Nghi Đống chỉ huy tiến theo đường
Cao Bằng. Đạo thứ ba do Ô Đại Kinh chỉ huy theo đường Quảng Ninh. Hướng chung
của các đạo quân này là tiến xuống hợp quân đánh chiếm Thăng Long.
Quân Tây Sơn ở Bắc Hà bấy giờ chỉ có độ vài vạn quân do Ngô Văn Sở chỉ
huy. Tương quan lực lượng quá chênh lệch mà tình hình Bắc Hà cũng không được ổn
định do bọn phong kiến phản động vẫn ngầm chống lại quân Tây Sơn, ngóng chờ Lê
Chiêu Thống dẫn quân Thanh về.
Quân Tây Sơn, sau một số trận đánh ở biên giới không ngăn cản được quân
địch, Ngô Văn Sở theo mưu kế sáng suốt của Ngô Thì Nhậm chủ động tổ chức
cuộc rút lui chiến lược “Ta bảo toàn lấy quân lực mà rút lui. Cho chúng
ngủ trọ một đêm rồi lại đuổi chúng đi”.Quân Tây Sơn tập trung về Thăng
Long rồi rút lui theo kế hoạch. Bộ binh chốt giữ vùng núi Tam Điệp (Ninh Bình),
thuỷ binh về đóng giữ vùng Biện Sơn (Thanh Hoá), liên hệ với nhau, lợi dụng địa
hình lập thành một phòng tuyến chặn đường tiến quân của địch vào Thanh Hoá,
Nghệ An và cấp báo với Nguyễn Huệ.
Sau 20 ngày tiến quân, Tôn Sĩ Nghị đã vào được thành Thăng Long. Trên đường
từ biên giới đến Thăng Long quân Thanh tiến khá thuận lợi. Tôn Sĩ Nghị chủ
quan, thoả mãn và huênh hoang cho rằng việc bắt sống Nguyễn Huệ dễ như “thò
tay lấy đồ vật ở trong túi”. Hắn cho tướng sĩ nghỉ ngơi 10 ngày chuẩn bị ăn
Tết nguyên đán và dự định đến ngày 6 tháng giêng sẽ xuất quân tiến vào phía
nam. Tin thắng trận về đến triều Thanh. Càn Long khen Tôn Sĩ Nghị là một “đại
thần toàn tài” và phong tước Mưu dũng công hạng nhất, thưởng cho
quân lính mỗi người thêm từ 1-2 tháng lương.
|
|
Ngày 21/12/1788, ở Phú Xuân, Nguyễn Huệ nhận được tin báo của Ngô Văn Sở. Để
có danh nghĩa chính thức lãnh đạo cả dân tộc chống ngoại xâm, ngay ngày
22/12/1788, ông làm lễ lên ngôi Hoàng đế lấy niên hiệu là Quang Trung,
rồi lập tức thống lĩnh đại quân khoảng 5 vạn người tiến ra Bắc.
Bốn ngày sau, quân Quang Trung vượt gần 400km đến Nghệ An. Tại đây, Quang Trung dừng quân 10 ngày, tuyển binh, phiên chế, duyệt binh biểu dương lực lượng. Lúc này, quân Tây Sơn đã lên đến 10 vạn và tiếp tục hành quân ra Bắc.
Bốn ngày sau, quân Quang Trung vượt gần 400km đến Nghệ An. Tại đây, Quang Trung dừng quân 10 ngày, tuyển binh, phiên chế, duyệt binh biểu dương lực lượng. Lúc này, quân Tây Sơn đã lên đến 10 vạn và tiếp tục hành quân ra Bắc.
Ngày 25/1/1789, quân Tây Sơn đến Tam Điệp. Sau khi nắm tình hình, ông đã
quyết định một kế hoạch đánh địch vừa tổng thể vừa chi tiết, định hẳn ngày
thắng lợi hoàn toàn. Quang Trung mở tiệc khao quân, tuyên bố cho quân sĩ “Ăn
Tết Nguyên đán trước, đợi đến sang xuân, ngày 7 vào thành Thăng Long sẽ mở tiệc
lớn. Các ngươi hãy ghi nhớ lời ta xem có đúng thế không?”
Quang Trung chia quân thành 5 đạo cùng xuất phát thần tốc tiến ra Bắc. Đạo
quân chủ lực do Quang Trung trực tiếp chỉ huy đánh thẳng vào hệ thống phòng ngự
chủ yếu của địch ở phía Nam.
Đạo thứ hai do đô đốc Long (có tài liệu cho là Đô đốc Đặng Tiến Đông hoặc cả 2 đô đốc) chỉ huy đi vòng phía trái đánh vào Khương Thượng.
Đạo thứ ba do Đô đốc Bảo chỉ huy yểm hộ và phối hợp với đạo chủ lực.
Đạo thứ tư do Đô đốc Tuyết chỉ huy vượt biển đánh vào vùng Hải Dương. Đạo quân thứ năm do đô đốc Lộc chỉ huy theo đường biển rồi vào Bắc Giang bịt đường rút của quân Thanh.
Đạo thứ hai do đô đốc Long (có tài liệu cho là Đô đốc Đặng Tiến Đông hoặc cả 2 đô đốc) chỉ huy đi vòng phía trái đánh vào Khương Thượng.
Đạo thứ ba do Đô đốc Bảo chỉ huy yểm hộ và phối hợp với đạo chủ lực.
Đạo thứ tư do Đô đốc Tuyết chỉ huy vượt biển đánh vào vùng Hải Dương. Đạo quân thứ năm do đô đốc Lộc chỉ huy theo đường biển rồi vào Bắc Giang bịt đường rút của quân Thanh.
|
Đêm 25/1/1789 (đêm 30 Tết), đạo quân chủ lực vượt sông Gián Khẩu nhanh chóng
diệt gọn các đồn trên hệ thống dọc đường thiên lý từ Gián Khẩu đến Hà
Hồi (Thường Tín, Hà Tây). Đêm 28/1, quân Tây Sơn bí mật tiếp cận vây chặt
đồn Hà Hồi, một đồn luỹ trọng yếu của địch, cách Thăng Long 20km. Trước uy lực
của quân ta, quân Thanh hoảng sợ phải đầu hàng.
Nhận được tin mất Hà Hồi, quân Thanh hoảng hốt nói với nhau: “Thật là
tướng trên trời rơi xuống, quân dưới đất chui lên”. Tôn Sĩ Nghị kinh
ngạc “rút kiếm chém xuống đất nói rằng; sao mà thần đến thế”.
Mờ sáng ngày 30/1, quân Tây Sơn tiến đánh đồn Ngọc Hồi, một cứ điểm
mạnh cách Thăng Long 14km, giữ vị trí then chốt bảo vệ trực tiếp cửa ngõ phía
nam Thăng Long. Quân địch ở đây có khoảng 3 vạn tên với chỉ huy của Hứa Thế
Hanh, phó tướng của Tôn Sĩ Nghị và là tướng chỉ huy toàn bộ hệ thống phòng ngự
phía Nam. Quang Trung trực tiếp chỉ huy trận này.
Mặc dù quân địch đông, có thành luỹ kiên cố, ra sức chống đỡ nhưng quân Tây
Sơn với đội tượng binh hơn 100 voi chiến, những lá chắn lớn chống tên đạn, đột
nhập giáp chiến với “thế lực ồ ạt như nước triều dâng”, chỉ trong 1 ngày
đã san phẳng đồn Ngọc Hồi, tiêu diệt bộ phận lớn quân địch. Số còn lại cố chạy
về Thăng Long nhưng đến vùng Đầm Mực (Thanh Trì, Hà Nội) thì bị đạo quân Đô đốc
Bảo bí mật mai phục sẵn ở đây tiêu diệt hết.
Cũng mờ sáng ngày 30/1, đạo quân thứ hai bất ngờ tiến công mãnh liệt vào đồn
Khương Thượng-Đống Đa. Quân Thanh bị tiêu diệt hàng vạn tên, tướng chỉ
huy Sầm Nghi Đống phải treo cổ tự tử. Quân Tây Sơn chọc thẳng vào thành Thăng
Long.
|
|
Tại đại bản doanh Tây Long (khoảng gần đầu cầu Long Biên), Tôn Sĩ Nghị đang
tiệc tùng tết nhất thì được tin cấp báo Ngọc Hồi bị phá, Khương Thượng-Đống Đa
bị diệt, quân Tây Sơn đang tiến vào thành. Hốt hoảng, Tôn Sĩ Nghị cùng toán
quân hộ vệ người không kịp mặc giáp, ngựa không kịp đóng yên “qua cầu phao
rồi nhằm hướng Bắc mà chạy”.
Sợ quân Tây Sơn truy kích, vừa qua cầu phao, Tôn Sĩ Nghị vội cho phá cầu phao làm cho số quân Thanh đang chạy chen nhau trên cầu bị chết đuối gần hết. Số quân chưa kịp xuống cầu không bị giết cũng phải đầu hàng.
Vài vạn quân Lê Chiêu Thống bị đánh tan, tên vua bán nước vội chạy theo Tôn Sĩ Nghị. Tôn Sĩ Nghị chạy đến Phượng Nhãn bị đạo quân do Đô đốc Lộc đợi sẵn chặn đánh phải bỏ cả sắc thư và ấn tín để thoát thân.
Sợ quân Tây Sơn truy kích, vừa qua cầu phao, Tôn Sĩ Nghị vội cho phá cầu phao làm cho số quân Thanh đang chạy chen nhau trên cầu bị chết đuối gần hết. Số quân chưa kịp xuống cầu không bị giết cũng phải đầu hàng.
Vài vạn quân Lê Chiêu Thống bị đánh tan, tên vua bán nước vội chạy theo Tôn Sĩ Nghị. Tôn Sĩ Nghị chạy đến Phượng Nhãn bị đạo quân do Đô đốc Lộc đợi sẵn chặn đánh phải bỏ cả sắc thư và ấn tín để thoát thân.
Số quân Thanh đóng ở Hải Dương bị đạo quân Đô đốc Tuyết đánh tan. Quân Thanh
ở Sơn Tây được tin Thăng Long thất thủ, hoảng sợ vội rút chạy về nước. Đám tàn
binh về đến Quảng Tây chỉ còn mấy vạn tên.
|
)
|
Bằng một chiến dịch tấn công chớp nhoáng, đặc biệt cuộc tổng công kích vào
Ngọc Hồi, Đống Đa, quân Tây Sơn với thiên tài quân sự của vị thống lĩnh Nguyễn
Huệ, lại được nhân dân ủng hộ, phối hợp đã tiêu diệt đạo quân xâm lược gần 30
vạn tên cùng đám nguỵ quân.
Đây là một chiến công hiển hách vào bậc nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta.
Đây là một chiến công hiển hách vào bậc nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta.
Trưa ngày 30/11/1789, tức mồng 5 Tết, Quang Trung cùng đạo quân chủ lực tiến
vào kinh thành, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến, hoàn toàn đúng với kế
hoạch tác chiến và lời hứa trước binh sĩ của ông.
- Nguồn: Từ điển bách khoa Tri thức quốc phòng toàn dân.-H.: Chính trị Quốc gia, 2002.
Đăng nhận xét