(CĐ
14) – Phần 7.2: Trung Quốc xuất khẩu các trần nhà với nguy cơ sụp đổ chết người và các chất thải độc hại
DEATH
BY CHINA – CHẾT DƯỚI TAY TRUNG QUỐC
“Việc
của người biết suy nghĩ là không đứng cùng phía với đao phủ.”
Albert Camus
Albert Camus
PHẦN 7.2: TRUNG QUỐC XUẤT KHẨU CÁC TRẦN NHÀ VỚI NGUY CƠ SỤP ĐỔ CHẾT
NGƯỜI VÀ CÁC CHẤT THẢI ĐỘC HẠI
Thương vụ mua cả Phi Châu và Mỹ La
Tinh
Thêm vào cơn lũ người nông dân Trung
Quốc là các làn sóng các thương nhân Trung Quốc càn quét qua cả Phi Châu và Mỹ
La Tinh. Một số người đến cùng với cơn lũ hàng hóa Trung Quốc tràn ngập các
thành phố lớn như Kinshasha, Kampala, Lagos, Lima, và Santiago.
Mẫu pin trong phân bón làm từ rác
thải ở Quảng Châu.
Số khác là các thương nhân thuộc
loại mạo hiểm hơn, họ xếp dỡ hàng xuống từ những chuyến tàu và máy bay và bán
cho các thành phố đang phát triển bùng nổ thuộc vùng sâu hơn mà có các dự án
xây dựng của Trung Quốc xuyên qua khắp các châu lục cả Phi Châu và Mỹ La Tinh.
Khi cả gái mại dâm nhập cư Trung
Quốc xuất hiện, thật không phải chuyện đùa ở đây. Và cũng giống như các ông anh
bà con của họ đang làm những sản phẩm hàng hóa nhằm thôn tính khu vực này, các
quý cô Trung quốc của màn đêm, vào làm cho các quán bar và nhà thổ mọc lên đầy
xung quanh các khu thương mại thuộc địa và họ cũng áp dụng chiêu ma mãnh là phá
giá để loại các đối thủ địa phương ra. Các tác giả cuốn China Safari phải thốt
lên rằng nền kinh tế mại dâm ở quốc gia giàu tài nguyên gỗ rừng Camaroon: “ gái
mại dâm Trung Quốc dụng chiêu giảm giá chỉ còn 2000 CFA (khoảng 4,25 USD) tại
những nơi mà gái mại dâm người địa phương có giá không thấp hơn 5000CFA”.
Và đây là một câu chuyện khôi hài
cười ra nước mắt mà chúng tôi có được để hiểu vì sao nền kinh tế chịu nhiều áp
lực đã dẫn đến vấn đề nhập cư của Trung Quốc: khi cảnh sát nỗ lực giải cứu một
nhóm phụ nữ Trung Quốc được mang đến bởi bọn buôn người để làm mại dâm tại
Congo-Brazzaville, những phụ nữ kêu nài được ở lại nước này. Đó là vì tiền và
cách xử lý họ có được ở đây hơn hẳn bất cứ điều gì họ nhận được từ quê nhà vùng
Tứ Xuyên.
Hiển nhiên, họ chấp nhận thân phận
mại dâm tại các nhà thổ Congolese hơn là quay về quê nhà với các nông trại cùng
với các cộng đồng thân quen của họ trên vùng đất của rồng.
Trung Quốc xuất khẩu các trần nhà
với nguy cơ sụp đổ chết người và các chất thải độc hại
“Các công ty Trung quốc đang trả
lương cho người lao động rẻ mạt và bắt họ làm việc nhiều giờ hơn; làm sao có
thể kỳ vọng họ làm khác hơn khi ở nước ngoài? Với hơn 6.700 thợ mỏ Trung Quốc
chết vì tai nạn mỗi năm (khoảng 17 người chết/ngày) …. Làm thế nào có thể kỳ vọng
các liên doanh Trung quốc có thể làm tốt hơn phần còn lại của thế giới?… Trung
Quốc đã phá hỏng hệ sinh thái và môi trường sống của chính họ trong quá trình
hiện đại hóa nhanh chóng; làm sao có thể kỳ vọng họ có đủ lương tri để thực
hiện các kế hoạch làm ăn thân thiện và bảo vệ với môi trường kiểu phương Tây
tại những nơi khác?” – Wenran Jiang, University of Alberta
Nếu các công nhân xây dựng, thương
nhân, gái mại dâm, nông dân hoặc làn sóng hàng hóa giá rẻ của Trung Quốc làm
đóng cửa các cơ xưởng và doanh nghiệp địa phương, Trung quốc đang xuất khẩu một
cách có hiệu quả các vấn nạn của chính họ về kinh tế và thất nghiệp vào các
thuộc địa mới của họ, trong khi thúc đẩy tiến trình làm cho dân bản địa phải
nhận trợ cấp an sinh xã hội của chính phủ như một gánh nặng hoặc phải ăn xin
ngay trên đường phố của chính họ. Nhưng đây không phải là các xuất khẩu độc hại
duy nhất.
Trung Quốc còn xuấtkhẩu cả “sự bất
cẩn đầy tai tiếng” mà ngay tại đất mẹ của họ cũng không có cả sự bảo vệ tối
thiểu về môi trường làm việc và an toàn lao động cho công nhân. Giáo sư Wenran
Jiang đã nhấn mạnh như trên, không ai ngạc nhiên về điều này. Các nhà hoạch
định chính sách tại trung ương ở Bắc Kinh thậm chí không bảo vệ các công nhân
cùng máu mủ ruột thịt với họ hay tài sản môi trường sống nào, tại sao ai đó lại
kỳ vọng Trung Quốc sẽ làm điều tốt hơn và khác biệt hơn tại mỏ than ở Congo,
hay các khu rừng ở Gabon, mỏ Bạc ở Peru, hoặc mỏ đồng ở Zambia?
Thực tế, sự vô liêm sỉ của Trung
Quốc khi tàn phá đất đai của các thuộc địa mới dường như không có giới hạn,
không có biên giới. Chỉ cần xem qua điều đã xãy ra khi tập đoàn nhà nước lớn
nhất Trung quốc là Sinopec vào Gabon khai thác dầu hỏa.
Rác thải công nghiệp giày da,
collagen công nghiệp, vỏ thuốc con nhộng.
Câu chuyện xảy ra vào năm 2002,
chính phủ Gabon khi đó với tầm nhìn xa đã qui hoạch hơn một phần tư diện tích
quốc gia – hầu hết là rừng nguyên sinh – làm khu bảo tồn tự nhiên. Tuy nhiên,
khi thâm nhập vào Gabon, Sinopec đã nhanh chóng thọc sâu vào giữa trung tâm của
khu bảo tồn rừng nguyên sinh này. Họ đào và đắp các con đường dang dở xuyên qua
các khu rừng trong khi bừa bãi khai thác các vùng đất trong công viên bảo tồn –
và chỉ nhận sự phản đối yếu ớt của chính quyền địa phương. Và đầy rẫy những
viên “kim cương máu” được khai thác để đổi lại vũ khí Trung quốc ở những nơi
như Congo để tàn sát những người dân vô tội và trang bị vũ trang cho cả trẻ em,
trong khi tiền bán gỗ của Liberian cho Trung quốc dùng để tài trợ tài chính và
vũ khí cho cuộc chiến đẫm máu kinh hoàng trên đất nước này.
Khi bạn cần sự trợ giúp đối phó với
những kẻ chà đạp xuyên biên giới, ai có thể giúp?
Tại Namibia, đang phát sinh vấn đề
điều trị bệnh, các công nhân được bảo rằng “ráng chịu cực khổ, sau này các thế
hệ tương lai sẽ được hưởng”. Tại Kenya, cộng đồng dân cư đã ngăn chặn các công
việc xây dựng đường và yêu cầu cung cấp nước sạch cho nhu cầu nội địa và dân
sinh. Đây là nơi có độ cao và hạn hán nghiêm trọng và nhà thầu Trung quốc không
cho cộng đồng dân cư được tới gần các giếng khoan nước trong phạm vi làm đường.
– African Review.
Liên quan đến sức khỏe và an toàn
của công nhân, không có gì hơn ngoài nỗi sợ hãi và lời oán than trong các nhà
máy và hầm mỏ mà các ông chủ người Trung Quốc đang vận hành ở Phi Châu và Mỹ La
Tinh. Ngay cả tại Trung quốc, đây cũng là câu chuyện dài, lương tiền rẻ mạt,
môi trường lao động không an toàn, và những gã chủ mắng nhiếc không thể tin
được – cùng với những vấn đề như đánh tráo chất thải khai khoáng để thải lậu
vào môi trường lân cận xung quanh.
Kim cương máu (Blood Diamond), hay
còn được gọi là kim cương xung đột (Conflict Diamond), là tên gọi của Liên hợp
quốc đặt ra đối với những loại đá quý có xuất xứ từ những vùng đất dựa trên sự
bóc lột sức lao động của những tổ chức phạm pháp hoặc không được chính phủ bảo
hộ.
Bạn cần một chi tiết vấy máu hơn? À,
xem qua chuyện đáng khóc, xấu xa gớm ghiếc này: khi các công nhân tại mỏ than
Collum, miền nam Zambia, trình báo khiếu nại về đồng lương thấp và điều kiện
làm việc không an toàn, hai trong số những ông chủ đang tràn đầy hạnh phúc của
họ đã lập tức dùng súng bắn hạ 11 thợ mỏ. Nơi mà diễn viên điện ảnh gạo cội
Clint Eastwood đóng vai trong phim “The Pale Rider” – anh ta đã ở đâu khi bạn
cần anh ta?
Và phát súng không phải là một việc
quá xa lạ. Chỉ một ít tháng sau đã có một vụ khác tại hầm mỏ khác ở Zambia, vụ
tấn công biến thành cuộc bạo loạn khi một quản đốc người Trung Quốc bắn vào đám
đông. Dĩ nhiên, viên chức ngoại giao ở Bắc Kinh lập tức gọi vụ tàn sát này là
“một sự cố nhỏ”. Ui chà, bạn nghĩ sao?
(Còn tiếp, mời bạn theo dõi tiếp kỳ
tới)
Đăng nhận xét