CĐ 14) – Phần 7: Con rồng “thuộc địa hóa” gây ra cái chết của thế giới DEATH BY CHINA – CHẾT DƯỚI TAY TRUNG QUỐC

Thứ Ba, 4 tháng 6, 2013 0 nhận xét



(CĐ 14) – Phần 7: Con rồng “thuộc địa hóa” gây ra cái chết của thế giới
DEATH BY CHINA – CHẾT DƯỚI TAY TRUNG QUỐC
“Việc của người biết suy nghĩ là không đứng cùng phía với đao phủ.”
Albert Camus
PHẦN 7: CON RỒNG “THUỘC ĐỊA HÓA” GÂY RA CÁI CHẾT CỦA THẾ GIỚI: THÂU TÓM MỌI NGUỒN TÀI NGUYÊN – THAO TÚNG THỊ TRƯỜNG KHẮP THẾ GIỚI
“Muốn đánh bại kẻ thù, trước tiên phải làm hắn ta mất cảnh giác; muốn thâu tóm ai đó, trước hết hãy đề nghị giúp đỡ họ” – Tôn Tử
“Trong một chuyển động vĩ đại nhất của con người mà thế giới từng chứng kiến, Trung Quốc đang bí mật tích cực làm chuyển đổi toàn bộ lục địa đen Phi Châu thành thuộc địa mới của họ. Đây là sự lặp lại các chiến tích thuộc địa hóa hay chính sách thực dân của các đế chế phương Tây trong thế kỷ 18 và 19 nhưng với một qui mô to lớn và kế hoạch rõ ràng hơn rất nhiều, các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc tin rằng Phi Châu có thể trở thành một nhà nước vệ tinh của mình và giúp giải quyết các vấn đề nội tại của Trung Quốc như nạn “nhân mãn” với dân số quá đông và tài nguyên thiên nhiên luôn thiếu hụt chỉ với một cú đánh ngoạn mục” – Daily Mail Online.
Trong khi các nhà máy tại Mỹ ngày càng bụi bặm, các nhà ngoại giao Mỹ và các lãnh đạo quân đội tiếp tục tập trung vào cự ly gần ở Trung Đông và khó nhìn thấy được điều gì khác hơn, và các chính trị gia tại Thủ đô Washington đang giấc mơ nồng, Trung quốc đang chuyển động trong một cuộc tuần hành vĩ đại. Một đội quân hàng triệu người đang di chuyển hung hãn xuyên qua Phi Châu và Mỹ La Tinh nhằm thâu tóm các nguồn tài nguyên thiên nhiên chiến lược của các quốc gia, thao túng toàn bộ các thị trường mới nổi, và khóa chặt các quốc gia như Mỹ, Châu Âu, Nhật, và các nền kinh tế khác của thế giới bằng việc xây dựng các chướng ngại nhằm ngăn cản các triển vọng tương lai của các nước này; và đã từ rất lâu rồi, thế giới bắt đầu chú ý sự xuất hiện ngày càng gia tăng của một thể chế “thuộc địa hóa” đang ở giữa chúng ta.
Con rồng “thuộc địa hóa” kiểu Trung Quốc chính là đứa con bị lãng quên được sản sinh từ con rồng “nền sản xuất quá đói kém” của Trung Quốc – riêng các nhà máy sản xuất ở Trung Quốc đã tiêu thụ một nửa lượng xi măng của thế giới, gần một nửa lượng thép của thế giới, một phần ba lượng đồng, một phần tư lượng nhôm, và một lượng rất lớn của mọi thứ nguyên liệu từ antimony, chromium, cobalt tới lithium, gỗ và kẽm. Đó là tất cả nguồn lực và còn hơn thế nữa đến từ khắp thế giới nhằm góp phần xây dựng nền kinh tế của mỗi quốc gia và chất lượng cuộc sống – và đó cũng là nguồn nguyên liệu thô để tạo ra tất cả công việc sản xuất và tạo dựng cộng đồng các công nhân lao động.
Bauxite và quặng sắt đến từ Guinea và Tanzania để chuyển hóa thành nhôm và thép mà chúng ta cần để sản xuất máy bay ở Seattle, Washington và đóng các chiếc tàu ở Bath, Maine. Đồng đến từ Chile làm thành dây điện sử dụng trong nhà, Cobalt từ Congo giúp chế tạo các máy móc tại các cửa hàng ở Michigan, và chất niobium từ Brazil được sử dụng rộng rãi trong các động cơ đẩy tên lửa cho công tác quốc phòng và cả với các lò phản ứng hạt nhân tạo ra điện năng thắp sáng cho ngôi nhà của chúng ta
Chất Lithium từ Bolivia và Namibia sẽ là nhiên liệu cho các bình ắc quy sử dụng cho các loại xe ô tô lai (động cơ hybrid vừa dùng xăng, vừa dùng nhiên liệu khác), manganese từ Gabon giúp làm khuôn cho hàng tỉ lon có thể tái sử dụng mà chúng ta sử dụng để uống nước giải khát “soft drinks”,và chất Titanium từ những nơi như Mozambique và Madagascar hay Paraguay thì giúp sản xuất bất cứ thứ gì mà yêu cầu sự chắc chắn cao cùng với tỉ trọng nhẹ – từ thế kỷ 21 dùng để chế tạo máy bay Boeing 787 Dreamliner cho tới các khớp hông, khớp gối nhân tạo của công ty Johnson & Johnson.
Đó là các nguồn tài nguyên thiên nhiên từ các quốc gia khác nhau trên thế giới mà Trung Quốc hiện nay muốn có tất cả cho các nhà máy sản xuất của chính nó cũng như tạo ra thêm công ăn việc làm cho Trung Quốc. Và nếu chúng ta lười biếng đứng yên nhìn, bàng quang với các sự việc xãy ra trên thế giới và cho phép điều đó diễn ra, chúng ta sẽ phải sử dụng cái xẻng nạm vàng sản xuất tại Thượng Hải để tự đào nấm mồ chôn chính nền kinh tế của mình.
Nhưng trước khi điều đó diễn ra, tất cả chúng ta cần hiểu rõ chính sách “cây gậy và củ cà rốt” – hay “mồi câu và chiếc roi” – của Bắc Kinh trong trò chơi “thuộc địa hóa” kiểu Trung Quốc, nếu chúng ta có thể đối đầu với thể chế độc đoán đang biểu dương sức mạnh này và giải quyết tốt các tình huống phát sinh khẩn cấp cho cả sự sống còn của nền kinh tế và an ninh quốc phòng, chúng ta có thể có một tương lai khác hơn.
Cây gậy và củ cà rốt của con Rồng thuộc địa hóa
“Những con người của lục địa đen huyền bí và xinh đẹp, nơi cái nôi của nhân loại được sản sinh ra từ thung lũng Great Rift, đang tuyệt vọng trông chờ sự tiến bộ và giải thoát khỏi đói nghèo, người Trung Quốc đến đó không phải để giúp, họ đến để cướp bóc và vơ vét” – Daily Mail Online.
Chiến lược “Cây gậy và Củ cà rốt” của Trung Quốc luôn bắt bầu với cùng kịch bản bằng việc Chủ tịch, Thủ tướng hay Ngoại trưởng Trung Quốc viếng thăm các quốc gia xa xôi của Phi Châu như Djibouti, Niger, hay Somalia, .v.v. những nơi mà đa số người Mỹ chưa nghe đến và thậm chí không biết cách chỉ ra trên bản đồ thế giới. Họ đến và vẫy tay với những cuốn séc dày cộm với những hứa hẹn và những khoản vay lãi suất ưu đãi hấp dẫn cho các dự án hạ tầng cả dân sự lẫn quân sự như cầu cống, đường cao tốc, bến cảng hoặc những cung điện nguy nga lãng phí cho các nhà cầm quyền quân phiệt hoặc những khẩu súng AK47 dùng để đàn áp những cái đầu bướng bỉnh phải chịu khuất phục đối với thể chế hiện hữu.
Trong sự trao đổi vụ lợi này với Trung Quốc, các thuộc địa thân hữu của Trung Quốc phải chấp nhận hai thứ để đánh đổi. Đầu tiên phải chấp thuận từ bỏ quyền kiểm soát các nguồn tài nguyên của quốc gia để đổi lấy các khoản vay nợ Trung Quốc, vì vậy, điều này giúp Trung Quốc thâu tóm nguồn tài nguyên của quốc gia thuộc địa cho mục tiêu sử dụng của mình. Thứ hai, kế đến họ sẽ gây áp lực phải mở cửa thị trường của các quốc gia thuộc địa mới này cho các sản phẩm Trung Quốc được làm từ các nguồn tài nguyên thâu tóm được từ các thuộc địa được tự do tung hoành, và như vậy Trung Quốc đã nắm được và thao túng các thị trường mới nổi lên trên khắp thế giới.
Thực tế, kế hoạch gặm cỏ dần của Trung Quốc thông qua việc thâu tóm tài nguyên thuộc địa khác nhau cơ bản với phần còn lại của thế giới mà chủ yếu dựa vào các thị trường toàn cầu hóa để phân phối năng lượng và nguyên liệu thô thông qua hệ thống giá. Như vậy, kế hoạch dựa trên thị trường cung-cầu để phân bổ tài nguyên thiên nhiên là cần thiết đối với nền kinh tế toàn cầu vì dựa trên lợi ích của toàn thể cộng đồng. Tuy nhiên, thay cho việc tích lũy tư bản có tính hợp tác, các nhà tư bản thuộc địa hóa ở Bắc Kinh đã không làm như vậy mà đặt một dấu chấm thang to tướng tạo ra sự thuộc địa hóa đối với bàn cân lợi ích các quốc gia nghèo đói ở Phi Châu.
Một thực tế khác cho thấy, thỏa thuận hay thương lượngg với con Rồng thuộc địa hóa này đang diễn ra như một cú đấm sấm sét lan tỏa từ Phi Châu tới Châu Mỹ La Tinh và hầu hết vùng Trung Á, với cùng công thức: tịch thu và giành lấy quyền kiểm soát các nguồn tài nguyên thiên nhiên tiêu biểu cho mức độ giàu có thực sự của nước sở tại sau khi đã biến họ thành thuộc địa kiểu mới. Xuất khẩu các tài nguyên này về Trung Quốc mà không cho các quốc gia bị thuộc địa kiểu mới này được sử dụng tài nguyên của chính mình cho việc phát triển kinh tế bản địa. Kế đến Trung Quốc sẽ bán các nguyên liệu chế biến dưới dạng các sản phẩm hàng hóa hoàn chỉnh và được sản xuất ở Trung Quốc ngược lại cho các thuộc địa mới. Và điều này dễ dàng tạo ra thêm công ăn việc làm và lợi nhuận lớn cho các xí nghiệp, công ty bên trong Trung Quốc, và dĩ nhiên sẽ làm kéo dài thêm chuỗi các thất nghiệp và nghèo đói tại các quốc gia thuộc địa mới này.
Các quốc gia bị thuộc địa kiểu mới này chỉ nhận được các công việc thuộc loại nguy hiểm, lương thấp trong các ngành công nghiệp khó nhọc trong khi các công việc sản xuất có hàm lượng giá trị cao được chuyển đến các nhà máy ở Bắc Kinh, Thượng Hải và Quảng Châu. Tất cả những thứ tốt sẽ được dành cho Trung Quốc, tất cả các thứ tệ hại được chuyển cho các quốc gia thuộc địa kiểu mới này.
(Còn tiếp, mời bạn theo dõi tiếp kỳ tới)

Share this article :

Đăng nhận xét

 
Support : Creating Website | Johny Template | Mas Template
Copyright © 2011. Khúc Thừa Sơn - All Rights Reserved
Template Created by Creating Website Published by Mas Template
Proudly powered by Blogger