CĐ 14) – Phần 5.1: Trung Quốc, ngài có thể dành cho chúng
tôi lượng lớn đồng 1 hào?
DEATH
BY CHINA – CHẾT DƯỚI TAY TRUNG QUỐC
“Việc
của người biết suy nghĩ là không đứng cùng phía với đao phủ.”
Albert Camus
Albert Camus
PHẦN 5.1: TRUNG QUỐC, NGÀI CÓ THỂ DÀNH CHO CHÚNG TÔI LƯỢNG LỚN ĐỒNG
1 HÀO?
Sự
thao túng tiền tệ của Trung Quốc không chỉ làm mất mát chủ quyền chính trị của
Mỹ. Nó còn làm người Mỹ tự sa vào “cái chết từ sự tiêu hoang”. Hãy nhớ: trong
quá trình thao túng tiền tệ, chính phủ Trung Quốc phải duy trì cái neo giữa
đồng tệ và đô-la, chủ yếu bằng cách mua trái phiếu chính phủ Mỹ. Bằng cách này,
người cho vay đến từ Trung Quốc đã giúp các chính khách Hoa Kỳ tài trợ cho mức
thâm hụt ngân sách khổng lồ.
Sự
kiện Trung Quốc giúp chúng ta tài trợ các chương trình, như chương trình kích
thích tài chính hàng loạt của Hoa Kỳ, cũng như cám dỗ về việc in tiền dễ dàng
của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ không phải là một sự chua chát bình thường. Sau
rốt, phần lớn bởi vì mức thâm hụt nguy hại với Trung Quốc mà các chính khách Mỹ
cảm thấy họ cần tiếp tục mồi nước cho cỗ máy bơm kinh tế bằng các chi tiêu thâm
thủng, thậm chí cả khi chúng ta tiếp tục lún ngày một sâu vào nợ nần với một
chế độ chuyên chế, bòn rút cạn kiệt từ các nhượng bộ của Mỹ.
Thực
tế, toàn bộ quá trình đáng buồn này mà trong đó, Trung Quốc đóng vai nhà cho
vay của nước Mỹ, là một phần của cuộc “mặc cả với Quỷ” mà sự thể là Tổng thống
Barrack Obama hứa hẹn ngay từ lúc nhậm chức sẽ mạnh tay với chủ nghĩa bảo hộ
Trung Quốc và rồi đã thất hứa. Ở đây, chúng ta cần nhớ rõ rằng trong chiến dịch
tranh cử 2008, tại các bang công nghiệp chủ chốt vẫn còn đang do dự như
Illinois, Michigan, Ohio, và Pennsylvania, ứng cử viên tổng thống Barack Obama
đã hứa đi hứa lại rằng sẽ chấm dứt các thực thi thương mại bất bình đẳng với
Trung Quốc.
Từ
khi nhậm chức, Bộ Tài chính của Tổng thống Obama, dẫn đầu bởi Timothy Geithner
như đã đề cập ở trên, đã từ chối nhiều lần việc quy tội Trung Quốc là quốc gia
thao túng tiền tệ. Tuy nhiên, chính xác là một động thái như vậy sẽ cho phép
Hoa Kỳ áp đặt các nghĩa vụ bồi hoàn thích hợp, nhằm loại bỏ một trong các
phương diện bảo hộ quan trọng nhất của Trung Quốc. Nhưng thay cho việc thực thi
lời đã hứa khi tranh cử, Tổng thống Obama đã chọn một cuộc mặc cả nguy hiểm với
Quỷ: “Ngài, Trung Quốc, hãy tiếp tục mua trái phiếu của chúng tôi, đổi lại
chúng tôi sẽ không áp dụng bất kỳ hành động nào đáng kể để cải cách mậu dịch”.
Bằng cách này, Tổng thống đã sai lầm khi đặt chính trị và nhu cầu tài chính
trước mắt của Nội các ông ta ưu tiên hơn triển vọng phục hồi kinh tế dài hạn
của Hoa Kỳ. Đây là sai lầm chết người, bởi vì cho dù có mượn bao nhiêu nghìn tỷ
“đô-la Walmart” từ Trung Quốc để ném vào nền kinh tế Mỹ, những đồng tiền kích
thích này cũng sẽ không tạo nên khác biệt, cho đến khi nào chúng ta đạt được
cải cách tiền tệ tích cực với Trung Quốc.
Hoa
Kỳ mắc kẹt trong thang kinh tế toàn cầu
Chúng
tôi chán rồi. Chính sách bảo hộ của Trung Quốc đã làm thương tổn phần còn lại
của thế giới, không chỉ mỗi nước Mỹ. Nó gây nên một cuộc suy thoái toàn cầu.
Trung Quốc muốn được đối xử như một quốc gia đang phát triển, nhưng họ là một
gã khổng lồ, là nhà xuất khẩu hàng đầu của thế giới. – Thượng Nghị sĩ Lindsay
Graham (Đảng Cộng hòa – tiểu bang Nam Carolina).
Quan
sát từ xa 30.000 feet, việc thao túng tiền tệ của Trung Quốc không chỉ làm tổn
hại kinh tế Mỹ. Nó đe dọa xé tan toàn bộ tấm vải kinh tế toàn cầu và cơ cấu tự
do mậu dịch. Vấn đề là ở chỗ: bất cứ khi nào đồng đô-la giảm so với các loại
tiền tệ khác như euro, real, won, hay yên – chuyện bây giờ xảy ra thường xuyên
– thì đồng tệ cũng rớt giá theo nó. Đến lượt nó, việc rớt giá của nhân dân tệ
so với các đồng tiền khác lại cung cấp cho Trung Quốc bảo hộ một mũi dùi sắc
bén hơn chống lại các đối thủ cạnh tranh khắp thế giới, từ châu Âu và Braxin
cho đến Nhật Bản và Đại Hàn. Hệ lụy là cầu xuất khẩu suy giảm và đã dẫn châu Âu
vào cơn vật vờ về kinh tế, cũng như kéo dài thêm sự tăng trưởng uể oải của Nhật
vốn đã lê thê cả chục năm nay. Trong khi đó, lạm phát chồm lên ở các quốc gia
như Úc và Braxin, do các dòng tiền nóng đầu cơ đổ vào và do sự tăng giá hàng
hóa mà ta có thể truy ngược trực tiếp trở lại là do đồng tệ được định giá thấp.
Qua tất cả các điều này – và bất chấp các lời kêu gọi lặp đi lặp lại từ các định chế như Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới – Trung Quốc đã áp dụng các biện pháp cứng rắn nhất có thể để chống lại cải tổ. Đường lối cứng rắn này bắt đầu ngay từ cấp lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc; như một câu ngạn ngữ nói, “cá thì ương từ đầu xuống”.
Qua tất cả các điều này – và bất chấp các lời kêu gọi lặp đi lặp lại từ các định chế như Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới – Trung Quốc đã áp dụng các biện pháp cứng rắn nhất có thể để chống lại cải tổ. Đường lối cứng rắn này bắt đầu ngay từ cấp lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc; như một câu ngạn ngữ nói, “cá thì ương từ đầu xuống”.
Ví
dụ, hãy xét câu trả lời đầy ngờ vực của Thủ tướng Ôn Gia Bảo trước áp lực đòi
định giá lại đồng tệ của các thành viên khác trong khối G-20. Ôn nói: ”Trước
tiên, tôi không nghĩ đồng tệ được định giá thấp”. Đúng đấy, Mr.Ôn, cũng như
không khí ở Bắc Kinh thì trong lành, người Tây Tạng mong muốn là một phần của
Trung Quốc, người dân được phát biểu tự do ở Thượng Hải, và chuyến thăm dò
không gian Mặt Trăng của Trung Quốc cho thấy nó được tạo thành từ phó mát Thụy
Sĩ. Trong thực tế, với các kiểu trả lời vô lý như vậy trước áp lực quốc tế của
các lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc, thật khó để nói liệu việc chối bỏ mình
thao túng tiền tệ của Trung Quốc là giống với bi kịch Shakespear hay giống với
trò hề của Moliere. Sau cùng, trong số các quốc gia hưởng lợi từ sự thao túng
tiền tệ của Trung Quốc, Trung Quốc là nước hưởng lợi nhất.
Để
khởi đầu cải cách, một đồng tệ mạnh lên sẽ khắc phục nhanh chóng lạm phát đang
gia tăng ở Trung Quốc, vì một đồng tệ mạnh sẽ hạ nhiệt giá dầu, nguyên liệu, và
vô số chi phí đầu vào mà Trung Quốc cần để vận hành các công xưởng. Và như một
phần thưởng chống lạm phát mạnh mẽ, một đồng tệ mạnh cũng nhanh chóng chặn đứng
các dòng tiền nóng đầu cơ đang thổi phồng cả thị trường chứng khoán và bong
bóng nhà đất Trung Quốc.
Điều
quan trọng nhất là đồng tệ mạnh sẽ cải thiện đáng kể sức mua của người tiêu
dùng nghèo khó ở Trung Quốc. Bằng cách này, cải cách tiền tệ của Trung Quốc sẽ
làm nó ít phụ thuộc hơn nhiều vào mức xuất khẩu ra thị trường thế giới – một
điểm yếu được mô tả như gót chân Achille của mô hình tăng trưởng Trung Quốc.
Không
may, các lãnh đạo Trung Quốc từ chối chấp nhận lý lẽ thuyết phục của thông điệp
này. Thay vào đó, họ bảo vệ quan điểm không khoan nhượng bằng tuyên bố rằng
đồng tệ mạnh lên sẽ hủy hoại nền kinh tế Trung Quốc do xuất khẩu sẽ giảm mạnh.
Nhưng điều này cũng là một cách nữa để nói rằng phương thức duy nhất giữ Trung
Quốc tiếp tục phát triển là bằng cách làm nghèo đi phần còn lại của thế giới,
và đặc biệt, làm suy nhược nền kinh tế và cơ sở sản xuất của Mỹ, mà thực tế đây
là một trong những mục tiêu quân sự và chiến lược lâu dài của Trung Quốc.
http://nguyentandung.org/cd-14-phan-5-1-trung-quoc-ngai-co-the-danh-cho-chung-toi-luong-lon-dong-1-hao.html
Đăng nhận xét