CĐ 14) – Phần 4.2: Tổng kết về những lo ngại đến từ Trung Quốc

Thứ Bảy, 13 tháng 4, 2013 0 nhận xét



CĐ 14) – Phần 4.2: Tổng kết về những lo ngại đến từ Trung Quốc
DEATH BY CHINA – CHẾT DƯỚI TAY TRUNG QUỐC
“Việc của người biết suy nghĩ là không đứng cùng phía với đao phủ.”
Albert Camus
PHẦN 4.2: TỔNG KẾT VỀ NHỮNG LO NGẠI ĐẾN TỪ TRUNG QUỐC
#5: Chủ ý hủy hoại và giết hại nhân công lao động để có nhiều nhiều lợi nhuận
Cùng với các hoạt động đầu độc sông ngòi và kênh rạch, cũng như việc phá hoại bầu không khí của chính mình, là những hành động tàn sát, ngược đãi, và chèn ép nguồn nhân công lao động, giúp cho Trung Quốc có được một vũ khí cạnh tranh sắc bén. Những sự việc như nhiễm bụi Silic và hệ hô hấp, chân tay bị cắt dời, các cơ quan chức năng của cơ thể bị ung thư, và ăn mòn da bởi a-xít, không chỉ là những tai nạn nghề nghiệp trên các phân xưởng nhà máy chết người ở Trung Quốc; đối với hàng triệu công nhân Trung Quốc, việc nhiễm những bệnh này là điều tất yếu [36]. Dưới đây là trích đoạn từ tờ The New York Times, khéo léo ghi lại một sự thật kinh dị của Lò Sát Sinh Số 5 [37] như sau:
Huyện Đài Nam … ở phía Nam của Thượng Hải, là thủ phủ phần cứng của Trung Quốc. Có 7 ngàn nhà máy làm việc trong lĩnh vực công nghiệp chế biến sắt thép … như chế tạo các khớp nối, vỏ bánh xe, nồi và chảo rán, máy khoan, cửa an toàn, hộp dụng cụ, phích nước, máy cạo dâu, tai nghe, ổ cám, quạt điện, và bất cứ sản phẩm nào có sử dụng các chi tiết kim loại. Đài Nam, theo tiếng Trung Quốc còn có nghĩa là “Mãi mãi mạnh khỏe”, nhưng lại mệnh danh là “thủ phủ chặt chém chân tay” của Trung Quốc. Ngày nào cũng có ít nhất một lần ai đó phải đưa vào cấp cứu ở một trong hàng tá trung tâm Y Tế chuyên điều trị các bệnh liên quan tới chấn thương bàn tay, cánh tay và ngón tay.
Thủ phạm chính của việc tàn sát này đó là hệ thống quy định an toàn và sức khỏe quá lỏng lẻo của Trung Quốc; công nhân Trung Quốc phải làm việc vất vả trong điều kiện rủi ro lớn ở mọi ngành công nghiệp, từ vật liệu xây dựng, hóa chất và máy móc, tới ngành luyện kim, nhựa và may mặc. Chỉ riêng rủi ro liên quan tới các hầm lò khai thác than, hàng năm có hàng ngàn công nhân Trung quốc thiệt mạng, trong khi đó ở Mỹ số nạn nhân ít hơn con số 50.
Đứng trên quan điểm cạnh tranh quốc tế, sự tàn sát ở các cơ sở sản xuất đã hun đúc và tạo ra những gì tởm lợm và rùng rợn nhất của lợi thế cạnh tranh mà Trung Quốc lưu trữ trong kho vũ khí của họ – và thành ngữ Máu, Mồ hôi và Nước mắt chưa bao giờ mang một ngữ nghĩa chính xác và đúng đắn như khi nó được đặt ở “cửa hàng máu”và các cơ sở lao động sản xuất đầy ắp rủi ro và nguy hiểm [38] của Trung Quốc.
#6: Một quả bom hạt nhân về hạn chế xuất khẩu
Để biết được vì sao Tổ chức Thương mại Thế Giới WTO lại ban lệnh cấm họ một cách công khai – và tại sao những hạn chế về xuất khẩu này lại được xem như là một trái bom hạt nhân công phá nền công nghiệp nặng của Mỹ – thì chỉ cần nhìn vào một số nguyên liệu thô cụ thể mà Trung Quốc hạn chế xuất khẩu, bằng cách sử dụng định mức nghiêm ngặt đối với hạn ngạch xuất khẩu và áp đặt biểu thuế quan cao tới 70%.
Xếp đầu danh sách về hạn chế xuât khẩu là các nguyên liệu công nghiệp cơ bản như các loại vật liệu và quặng bauxit, than đá, fluorit, magiê, mangan, silicon, carbide, và kẽm. Quặng bauxit là loại quặng dùng để chế tạo kim loại nhôm. Than đá là nguyên liệu trọng yếu và là chất khử trong quá trình luyện gang thép. Magiê là kim loại kết cấu được sử dùng nhiều thứ ba, chỉ sau thép và nhôm, còn mangan thì được sử dụng bởi các lò luyện thép để tạo ra loại thép có khả năng chống ăn mòn và chống gỉ. Vật liệu silicon carbide, thì được sử dụng để chế tạo các loại vật liệu gốm dùng cho việc chế tạo hàng loạt các sản phẩm từ áo chống đạn tới các hệ thống phanh đĩa. Còn đối với vật liệu kim loại Kẻm thì sao? Nguyên liệu vạn năng này được ứng dụng trong hầu hết mọi lĩnh vực, từ việc mạ thép, tới đúc đồng thau và đồng thiết, hay được sử dụng như chất tạo mầu cho các loại sơn, và làm chất xúc tác khi chế tạo vật liệu cao su.
Nói cách khác, hầu như chắc chắn tất cả các nguyên liệu thô mà Trung Quốc dự trữ hay hạn chế xuất khẩu đều là những nguyên liệu mang tính chất sống còn đối với ngành công nghiệp nặng và luyện kim thế giới. Điều tất yếu, ở phạm vi thị trường toàn cầu, những hạn chế về xuất khẩu của Trung Quốc đối với các nguyên liệu thô sẽ chuyển hóa sang các vấn đề liên quan tới chi phí và giá cả. Vì thế, đối với nhà mấy chế tạo thép của Mỹ ở Gary, bang Indiana, công ty luyện nhôm của Canada ở Lac Saint-Jean, bang Quebec, công ty công nghệ khuôn đúc của Nhật ở Hiroshima, hay nhà máy chế tạo kính của Đức ở Dusseldorf, thì hậu quả không thể tránh được đó là đối mặt với việc tăng giá toàn cầu từ các nguyên liệu thô đầu vào, và sự suy giảm vị thế cạnh tranh đối với các đối thủ từ Trung Quốc.
Với chi phí sản xuất bị xiết chặt thêm một vòng nữa, trong khi các công ty Mỹ và Phương Tây phải chịu các chi phí sản xuất cao hơn, thì các đối thủ cạnh tranh Trung Quốc của họ lại nhận được đặc quyền, và mức giá nội địa được điều chỉnh sao cho họ có lợi thế hơn. Khi phối hợp với nhau, những yếu tố này đã ra một lợi thế khổng lồ về chi phí và giá đối với các đối thủ cạnh tranh ngoại quốc mà các công ty Trung Quốc có được [39].
Thật có lý và đúng đắn khi nhắc lại ở đây rằng, tổ chức Thương mại Thế giới WTO đã công khai cấm bất kỳ các hình thức hạn chế xuất khẩu như thế, một cách chính xác hơn, họ xác định đây là một loại lợi thế cạnh thương mại bất bình đẳng. Trung Quốc thì không qua tâm tới điều này. Cả Mỹ và Châu Âu cho tới nay vẫn chưa có biểu hiện làm bất cứ cái gì để chống lại những quy định về hạn chế xuất khẩu như thế. Vì vậy kẻ bảo hộ Trung Quốc vẫn ung dung thực thi các hạn chế xuất khẩu phi lý này, và xem đây như là một phương tiện để đạt được quyền kiểm soát mạnh mẽ hơn, giống như như là một cú xiết và bẻ cổ họng trong võ thuật [40], đối với tất cả các ngành công nghiệp nặng và luyện kim trên Thế giới.
#7: Định giá ăn cướp, phá giá, và tổ chức độc quyền đất hiếm
Việc hạn chế xuất khẩu của Trung Quốc dẫn tới hậu quả và những tình trạng tồi tệ đối với các ngành công nghiệp nặng và luyện kim thế giới, nhưng đây chỉ là một nửa của câu truyện mà thôi. Còn nửa kia của câu truyện thì liên quan tới việc hạn chế xuất khẩu một loại vật liệu được sử dụng ở một phạm vi rộng lớn, mà người ta gọi là “đất hiếm”. Vật liệu đất hiếm, với các nguyên tố quý hiếm như cerium, ebrrium, scandium, và terbium, là một phiên bản về công nghệ sản xuất cao cấp của bộ phim “khi chú chuột nhắt cất tiếng gầm”. Vì sở hữu các tính chất từ tính và phát quang siêu việt, cũng như khả năng truyền dẫn, sản sinh và tích trữ năng lượng, chỉ cần sử dụng một chút vật liệu đất hiếm, cũng đã mang lại rất công năng lớn cho nhiều sản phẩm công nghệ cao.
Chẳng hạn, bộ truyền động ở bộ phận ổ cứng của máy nghe nhạc iPod, hệ thống pin dùng trong chiếc xe hơi có động cơ lưỡng tính của nhà hàng xóm, hay các tấm pin năng lượng mặt trời mà bạn dự tính lắp đặt cho gia đình mình, tất cả đều ít nhiều sử dụng vật liệu đất hiếm. Cũng vậy, đất hiếm được sử dụng trong các bộ chuyển đổi xúc tác để giữ cho không khí trong xe hơi được trong sạch, nó được dùng trong các máy X-quang cầm tay mà Bác sĩ sử dụng để chấn đoán nhanh bệnh lý, hay được sử dụng để chế tạo nguồn năng lượng Laser cho các ứng dụng công nghiệp và nghiên cứu khoa học, và sử dụng để chế tạo các bộ phận từ tính dùng trong các hệ thống giám sát và dẫn đường hiện đại mà các máy bay quân dự và thương mại cần phải được trang bị.
Đất hiếm mang một vai trò quan trọng đối với mọi mặt đời sống của chúng ta, vì thế thật là ớn lạnh khi biết rằng Trung Quốc đã chèn ép một cách hiệu quả thị trường đất hiếm ở nhiều khía cạnh và góc độ. Điều làm chúng ta kinh ngạc về sức mạnh thị trường của Trung Quốc là ở chổ, dù chỉ sở hữu 1/3 lượng dự trữ trên thế giới, nhưng hiện nay Trung Quốc đóng góp trên 90% thị trường toàn cầu về sản xuất đất hiếm.
Làm sao mà Trung Quốc xoay sở một cách hiệu quả để tạo ra cái mà chỉ có riêng họ sỡ hữu đó là tổ Tổ chức độc quyền đất hiếm – “Rare Earth Cartel”? Đó là vì Trung Quốc dùng các thủ đoạn định giá và phá giá cướp giật; đây cũng chính chính là bài học được lấy ra từ giáo trình “Cẩm nang về Tổ chức Độc quyền Cartel”.
Bài học này được bắt đầu từ hơn một thập niên trước đây. Đó là khi một số quan chức cao cấp của Đảng Cộng sản Trung Quốc nhận ra được sự giầu có từ nguồn đất hiếm của họ, và Trung Quốc đã bắt đầu đổ hàng đống tiền trợ cấp vào công việc sản xuất đất hiếm. Mục tiêu mà họ muốn đó là biến Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thành một tổ chức độc quyền như OPEC về đất hiếm: “OPEC of Rare Earths”.
Để xây dựng và phát triển Tổ chức độc quyền đất hiếm “Rare Earth Cartel”, các công ty khai thác khoán sản của Trung Quốc đã chủ đích khai thác quá định mức sản xuất, và sau đó sử dụng quyền bình đẳng trong giao thương buôn bán, để tuôn ra một khối lượng khổng lồ đất hiếm vào thị trường toàn cầu. Hiệu quả thực tế của việc ồ ạt đưa vào thị trường một lượng sản phẩm cực lớn đó là làm hạ giá toàn cầu xuống thấp hơn mức chi phí sản xuất, và vì thế các đối thủ cạnh tranh nước ngoài bị đẩy ra khỏi cuôc chơi về thị trường đất hiếm.
Trong thực tế, một trong những nạn nhân lớn nhất của việc Trung Quốc bán phá giá là một công ty Mỹ có trụ sở tại Denver, Colorado, được gọi là Molycorp. Một thời, Molycorp là vua đất hiếm, và mỏ Mountain Pass ở California mỏ lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, dưới sự tấn công ăn thịt của Trung Quốc, Molycorp đã buộc phải đóng cửa mỏ của mình vào năm 2002.
Trong vài năm gần đây, cùng với việc tổ chức độc quyền đất hiếm được thiết lập vững trãi, Trung quốc đã chuyển từ giai đoạn “bán phá giá”, tới giai đoạn “lừa đảo về giá”. Vì đã tiêu diệt thành công các công ty khai thác khoán sản nước ngoài thông qua việc bán phá giá, cho nên ở giai đoạn “lừa đảo về giá” này, Trung Quốc bắt đầu đột ngột tăng giá đất hiếm.
Chẳng hạn, bây giờ chúng ta xem xét vấn đề liên quan tới cerium oxide, vật liệu trọng yếu sử dụng trong các pin nhiên liệu và các bộ chuyển đổi xúc tác. Vào năm 2007, thì giá toàn cầu chỉ khoảng 3 USD cho một kg. Thì ở năm 2010, sau khi chính sách hạn chế xuất khẩu của Trung Quốc được thực thi, giá của vật liệu cerium oxide nhảy vọt lên tới 23 USD cho một kg – tăng hơn 7 lần chỉ trong vòng 3 năm.
Còn đối với chất samarium oxide thì như thế nào? đây là loại vật liệu đất hiếm rất quan trọng dùng trong sản xuất các thanh nam châm có tính năng hoạt động mạnh mẽ, và được sử dụng trong trong quá trình hóa trị khi điều trị bệnh ung thư. Giá của vật liệu đất hiếm này đã tăng tới gần 1000%.
Tất nhiên, việc tăng giá phi thường này đã bắt đầu kéo các nhà đầu tư nước ngoài hào hứng trở lại thị trường đất hiếm, thậm chí công ty Molycorp đã bắt đầu mở lại việc khai thác. Tuy nhiên, các đối thủ cạnh tranh của Trung Quốc phải đối mặt một rủi ro rất lớn: Các công ty khai thác đất hiếm của Trung Quốc có thể đổ cả thùng rượu đi bất cứ lúc nào, thao túng và làm lũng đoạn thị trường một lần nữa, nhằm phá giá sản phẩm, và lặp lại những gì đã tiên đoán trước đây, họ sẽ gạt các công ty như Molycorp ra ngoài thị trường làm ăn về đất hiếm.
Không có gì đáng ngạc nhiên, nguy cơ hiện tại của việc Trung Quốc đổi mới bán phá giá của đất hiếm đã có tác dụng cố ý khá rõ để chèn ép sản xuất đất hiếm bên ngoài của Trung Quốc cũng đúng như chính phủ Trung Quốc đã dự định.
Khi phải sử dụng độc chiêu còn lại của chiến lược đất hiếm, Trung Quốc thậm chí thay đổi trò chơi ăn cướp của họ, từ việc đơn thuần chỉ là thao túng về mặt kinh tế, tới các trò chơi rất thực tế, nguy hiểm, đó là thủ đoạn Tống tiền chính trị – “Political blackmail”. Chẳng hạn, nói về một biến cố rất nổi tiếng năm 2010, khi đó Nhật Bản đã phải nhượng bộ và thả thuyền trưởng người Trung Quốc, người mà bị bắt vì cố ý đâm vào tầu bảo vệ lãnh hải của Nhật Bản ở vùng biển gần các đảo Senkaku – vùng lãnh thổ được kiểm soát bởi Nhật Bản, mà Trung Quốc nói là của họ. Tất nhiên, một trong những lý do lớn mà Nhật Bản đã phải nhượng bộ sức ép của người hàng xóm là vì Trung Quốc đã dừng hoàn toàn việc xuất khẩu đất hiếm sang Nhật Bản, nguyên liệu mang tính chất sống còn đối với hoạt động sản xuất trong ngành công nghiệp điện tử và tự động của Nhật Bản.
#8: Vạn lý Trường thành Bảo hộ
Được xem như là Vũ khí Hủy diệt việc làm cuối cùng, Vạn lý Trường thành Bảo hộ – “Great Walls of Protectionism” càng ngày càng biểu hiện rõ hơn. Công trình xây dựng hùng vĩ này được xây từ nhiều loại “gạch” sau đây: thuế đánh vào hàng nhập khẩu, hạn ngạch xuất khẩu mù mờ không rõ ràng, tăng thuế hải quan, các quy định của nhà nước về “Mua hàng Trung Quốc”, các hàng rào kỹ thuật đối với kinh doanh và thương mại, và những kiểu cách hối lộ như đút lót để thắng thầu.
Nói theo ngôn ngữ thực thế, thì những bức tường bảo hộ có nghĩa như sau: Trong khi các cơ sở chế tạo máy tính của Trung Quốc ở Thẩm Quyến, các công ty may mặc ở Chiết Giang, hay các nhà máy chế tạo chi tiết máy bay ở Thượng Hải có thể tự do bán hàng hóa ở thị trường Bắc Mỹ, thì những công ty như thế và các đối thủ cạnh tranh của họ ở San Jose, bang Mexico City, và Dorval, bang Quebec, không thể làm điều tương tự, tức là không được tự do bán hàng hóa ở Trung Quốc. Vậy bạn có ngạc nhiên không khi mà cơ sở sản xuất và chế tạo của chúng ta đang phải điều trị cấp cứu ở trong lồng kính?.
Tổng kết về những lo ngại đến từ Trung Quốc
Khi bạn làm tổng kết về Tám Vũ khí Hủy diệt việc làm của Trung Quốc, sẽ thấy kết quả sẽ là hàng triệu công ăn việc làm của Mỹ, Canada, Châu Âu, Mexico và Châu Á bị đánh mất, và toàn bộ cơ sở sản xuất của Phương Tây đã phải qụy gối gục ngã. Khi các điểm nút liên kết của mỗi vũ khí trong số Tám Vũ khí Hủy diệt việc làm của Trung Quốc được kết nối với những đường xếp hàng vì thất nghiệp ở Mỹ, tình trạng trì trệ kinh tế triền miên ở Nhật Bản, khủng khoảng nợ ở Châu Âu, và tình trạng bạo loạn ở Mexico, bạn sẽ nhìn thấy một viễn cảnh lớn hơn: Chính sách và chiến lược công nghiệp theo thuyết trọng thương hám lợi và chủ nghĩa bảo hộ mà Trung quốc theo đuổi không ngoài các mục tiêu như thống trị hoàn toàn nền sản xuất và chế tạo thế giới, gặm nhấm toàn bộ thị trường toàn cầu, và khuất phục xã hội phương Tây về kinh tế.
Là một Giám đốc điều hành của công ty Nucor Steel, ông Dan Dimicco đã dũng cảm nhận xét như sau: “Chúng ta ở trong cuộc chiến tranh thương mại với Trung Quốc đã hơn một thập niên. Nhưng chỉ có họ là những người khai hỏa!”. Thậm chí Tổng giám đốc luôn khúm núm và quỳ lạy của Tập đoàn General Electrics – GE, ông Jefferry Immelt, đã có nhận xét trong một trường hợp bộc bạch hiếm hoi: “Tôi thực sự lo lắng về Trung Quốc, tôi không dám chắc là cuối cùng họ muốn chúng ta chiến thắng hay ai đó trong chúng ta thành công nữa”.
Rõ ràng là, đã đến lúc Mỹ và các đồng minh của mình trong thị trường thương mại tự do và bình đẳng cẩn phải phát hỏa lại đối thủ Trung Quốc. Cũng đã đến lúc các là lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc cần phải biết một điều: Tổ chức Thương mại Thế giới WTO được thành lập vì một lý do như sau, đó là khuyến khích một nền thương mại tự do thực sự và mang lại sự thịnh vượng chung cho tất cả các quốc gia trên thế giới. Thông qua việc sử dụng Tám Vũ khí Hủy diệt việc làm Hàng loạt, Trung Quốc đã phá vỡ một cách có hệ thống khuôn khổ của tự do thương mại – thậm chí họ còn liên tục xâm phạm thị trường Mỹ dưới cái vỏ bọc Tổ chức Thương mại Thế giới. Đây là một trong những việc làm bẩn thiểu và đê tiện nhất trong lịch sử kinh tế thế giới. Cái chủ thuyết trọng thương hám lợi và chủ nghĩa bảo hộ Trung Quốc cần phải được tiêu diệt. Nếu chúng ta không làm điều này, thì chờ tới khi nào? Nếu không phải là người Mỹ làm, thì quốc gia nào sẽ làm? Như cố Thủ tướng Winson Churchill đã từng nói: Người Mỹ luôn tìm ra cách để làm cái gì đó đúng đắn, sau khi họ vắt cạn hết các giải pháp khác”. Sự thực thì chúng ta cũng đã đến mức này rồi đấy.
http://nguyentandung.org/cd-14-phan-4-2-tong-ket-ve-nhung-lo-ngai-den-tu-trung-quoc.html
Share this article :

Đăng nhận xét

 
Support : Creating Website | Johny Template | Mas Template
Copyright © 2011. Khúc Thừa Sơn - All Rights Reserved
Template Created by Creating Website Published by Mas Template
Proudly powered by Blogger