Tra tấn tại trại lao động Mã Tam Gia gây sốc thế giới

Thứ Bảy, 16 tháng 2, 2013 1 nhận xét


Tra tấn tại trại lao động Mã Tam Gia gây sốc thế giới

Trại lao động Mã Tam Gia tỉnh Liêu Ninh đã trở thành "những sản phẩm lao động nô lệ", "nơi tra tấn" và "địa ngục trần gian".

Các tù nhân nói, những từ đó chưa thể mô tả một phần vạn sự tàn ác của "trại lao động độc ác nhất Trung Quốc" này, nơi thậm chí còn ghê gớm hơn các trại tập trung của Đức Quốc Xã.

Gần đây một nữ nguyên đơn, một tù nhân của Mã Tam Gia, đã cung cấp một cuộn băng video tiết lộ sự bức hại tàn bạo mà cô phải chịu đựng.

Những hồi ức của cô làm rơi nước mắt mọi người.

Người đàn bà trong đoạn video này tên là Chu Quế Cầm, đến từ Phủ Thuận, tỉnh Liêu Ninh.

Năm 2004, cô đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện vì anh trai của cô bị tàn tật bởi sự hành hạ của cảnh sát.

Giới chức địa phương thuê một băng nhóm địa phương công khai hãm hiếp Chu Quế Cầm và gửi trả về thành phố Phủ Thuận.

Sau đó cô bị kết án ba năm trong trại lao động.

Chu Quế Cầm bị giam tại trại lao động Mã Tam Gia, nơi cô đã trải qua những sự tra tấn vô nhân tính.

Những sự tra tấn mà Chu Quế Cầm phải chịu đựng bao gồm: Bị trói trong một thời gian dài trên một chiếc "giường tử thần" khét tiếng, bị treo lơ lửng và bị đánh; bị sốc điện vào mặt và các vùng kín; cưỡng bức ăn; buộc phải đặt ống thông tiểu; bị cấm ngồi, nằm, đi vệ sinh hoặc ngủ; tất cả đều trong trạng thái khỏa thân, bị tiêm những loại thuốc không rõ tên trong các bệnh viên tâm thần và bị cô lập nghiêm ngặt.

Chu Quế Cầm đã một lần bị mất khả năng sống và được gửi đến bệnh viên nhiều lần trong những trường hợp nghiêm trọng.

Chu Quế Cầm, nạn nhân đến từ Phủ Thuận, Liêu Ninh:
"Ngay cả sự tra tấn của Phát xít cũng không có những hành động vô nhân tính như thế. Những hình phạt vô nhân tính, hành hình về thể xác, tra tấn thân thể và những sự hành hạ tâm lý bởi Cơ quan Công an như đã được nêu ra tại đây, đơn giản là không thể miêu tả được".

Các học viên Pháp Luân Công tại Mã Tam Gia cũng phải chịu đựng những sự tra tấn vô nhân đạo như vậy.

Hứa Lê, học viên Pháp Luân Công:
"Tại trại lao động Mã Tam Gia tôi đã trải qua rất nhiều sự tra tấn, bao gồm việc bị treo lên trong thời gian dài, ép buộc mở miệng, tiêm ma túy, bắt đứng hoặc ngồi trong thời gian dài; còng tay vào lò sưởi trong 3 ngày mà không được ngủ; cưỡng bức ăn mù tạc và bị trói vào các ống sắt trong thời gian dài.

Lo sợ rằng tôi có thể chết, họ tiêm thuốc cho tôi trong khi tra tấn trên người tôi.
Tước đoạt đi nhà vệ sinh, đánh, đá -- họ cực kỳ tàn nhẫn!

Chu Quế Cầm có 4 anh chị em. Người anh thứ hai của cô Chu Truyền Tình đã bị tàn phế vì sự lộng hành của cảnh sát trong trại lao động.

Anh trai cả của cô Chu Xuyên Kim đã chết vì ốm đau trong khi kháng cáo cho người em của mình.

Người chị cả của cô Chu Quý Chi đã bị kết án tại trại lao động Mã Tam Gia cũng vì kháng cáo cho anh trai mình.

Người chị thứ nhì của cô Chu Quế Quyên đã tự vẫn vì không thể chịu đựng được sự đe dọa của cảnh sát.

Xác chết của cô đã bị giữ trong một nhà tang lễ trong hơn 1 năm.

Người mẹ 90 tuổi của cô sống một mình trong nhà trong sự khổ đau cùng cực.

Điều này thực sự là một thảm họa nhân quyền của một gia đình.

Chu Quế Cầm: "Các lãnh đạo Hồ Cẩm Đào, Ôn Gia Bảo, Chu Vĩnh Khang, các ông đang làm gì?

Các ông nhắm mắt và bịt tai làm ngơ trước những bất công, tra tấn, và những cuộc đàn áp mà những người dân oan đang chịu đựng.

Một lượng lớn những người khiếu kiện đã bị giết, bị tàn tật hoặc bị thương.
Những vụ bê bối nhân quyền tại Trung Quốc đã được cả thế giới biết đến.

Tuy vậy những nhà lãnh đạo lại không nhìn thấy những bất bình của người dân và không nghe thấy những lời oán than của họ. Các người chỉ là những con chó câm."
                                                                         Nguồn ; sưu tầm


Share this article :

+ nhận xét + 1 nhận xét

lúc 21:42 16 tháng 2, 2013

sưu tầm từ Youtube ..........

Đăng nhận xét

 
Support : Creating Website | Johny Template | Mas Template
Copyright © 2011. Khúc Thừa Sơn - All Rights Reserved
Template Created by Creating Website Published by Mas Template
Proudly powered by Blogger